Nuôi Cá Tai Tượng Cho Lợi Nhuận Cao

Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.
Hiện cá tai tượng có giá từ 40 – 45 ngàn đồng/kg, thường khi cá đạt trọng lượng khoảng 1kg/con thì người nuôi mới thu hoạch, nên cho năng suất rất cao. Anh Nguyễn Văn Đề ở ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành cho biết, cách đây hai năm sau khi được bạn bè chỉ dẫn, anh làm vèo lưới khoảng 40m2 trong ao, nuôi thử 500 con tai tượng.
Lần đầu nuôi chưa có kinh nghiệm, anh thả cá ra ao hơi sớm, nên bị hao hụt hơn phân nữa, vậy mà anh cũng lời hơn 6 triệu đồng. So với trước đây, với diện tích hơn 200m2 ao nuôi các loại cá đồng như cá trê, rô phi, một năm gia đình anh chỉ lời khoảng 3 – 4 triệu đồng.
Thấy mô hình này khá hiệu quả, năm nay anh Đề sẽ nuôi cá tai tượng ra toàn bộ diện tích. Anh chia sẻ: “Rút kinh nghiệm nuôi năm nay tui thả cá ra ao khi cá đã lớn, khi đó tỷ lệ hao hụt giảm,tui thấy nuôi cá tai tượng lời cao”.
Qua học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, anh Đề cho biết, mật độ thả nuôi vừa phải khoảng 10 con/m2, nuôi cá con trong vèo lưới trước cho cá dần quen với môi trường nước, sau vài tháng thì thả cá ra ao để có môi trường sống rộng hơn, trước khi thả giống thì vệ sinh đáy ao, tạo môi trường nước sạch sẽ cho cá sinh trưởng. Sau khoảng 18 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg /con là có thể xuất bán. Chi phí cho xử lý ao, con giống, vèo lưới, thức ăn cộng thêm hơi cao, khoảng 15 triệu đồng trên 1000 m2 mặt nước, nhưng bán được giá cao nên lợi nhuận vẫn được đảm bảo.
Tuy cá tai tượng tuy dễ nuôi nhưng cũng cần chú ý vì cá thường bị bệnh ghẻ, nên khi nuôi cần thả vài con cá trê xuống để vệ sinh ao. Ngoài ra, cá trê còn tận dụng được thức ăn dư thừa của cá tai tượng và không làm lây lan siêu vi trùng gây bệnh , vừa làm sạch môi trường ao nuôi vừa giúp người nuôi có thu nhập kép. Đây là cách nuôi cá theo hướng an toàn sinh học rất hay.
Hơn nữa, cá tai tượng là loại ăn tạp nhưng thiên về ăn thực vật, nên bà con có thể trồng thêm rau hoặc cây ăn trái trên bờ ao, tận dụng rau màu trái cây hư hoặc bị sâu cho cá ăn, tiết kiệm được một phần chi phí thức ăn. Anh Đề cho biết: “Nuôi cá tai tượng khác hơn mấy loại cá khác, vòng bờ ao mình có trồng thêm mít, các loại trái cây khác, trái nào hư thì cho cá ăn”.
Nuôi cá tai tượng 18 tháng mới cho thu hoạch, nên nông dân có thể tính toán thả giống xen kẽ sao cho cách vài tháng có thể xuất bán một đợt, hay nuôi kết hợp với các loại cá ngắn ngày hơn, hay trồng màu trên bờ ao… để lấy ngắn nuôi dài, vừa đa dạng hóa hình thức sản xuất nông nghiệp, vừa có thể thu nhập từ nhiều nguồn.
Related news

Từ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh với diện tích 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến trên địa bàn Cà Mau phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, giải quyết nguồn lao động lớn cho địa phương.

Trong khi dịch bệnh gia súc, gia cầm vừa mới cơ bản được khống chế, thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản lại đang bùng lên hết sức phức tạp.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép lạ có gốc ghép là tiêu rừng (tiêu trầu) hay gọi là tiêu Nam Mỹ.