Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Đặt Ở Hồ Chứa?
Nuôi cá rô phi trong lồng không phải là việc mới. Philipin là một nước Đông Nam Á nuôi cá rô phi trong lồng rất có kết quả. Ở nước ta, việc nuôi cá rô phi trong lồng từ cỡ cá giống lên cỡ cá thịt trong thời gian 3 tháng đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 tiến hành tại hồ chứa nước suối Hai (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) trong hai năm liên tục (1996 – 1997).
Đã thử ngiệm nuôi trong hai loại lồng: lồng cứng (khung gổ, nan tre) và lồng mềm (khung gỗ, xung quanh bọc lưới nilông). Dung tích nước nuôi cá trong lồng là 4 m3/lồng.
Cá rô phi thí nghiệm là cá rô phi vằn dòng thái lan và dòng gift. Mật độ cá được nuôi thăm dò từ 42 con/m3 tăng dần tới 200 con/m3. Hàng ngày cho cá ăn thức ăn chế biến ép viên cỡ 2 – 3mm, có hàm lượng đạm tổng số là 20%.
Lượng thức ăn cho cá lúc đầu bằng 5% (tháng đầu), sau đó bằng 3% (tháng cuối) và được chia làm hai lần cho ăn vào buổi sáng và buồi chiều. Thường xuyên theo dõi cá và các yếu tố môi trường nước trong lồng nuôi cá và ngoài hồ, đặc biệt là các yếu tố như ôxy hòa tan, ph, nhiệt độ nước.
Kết quả cho thấy vật liệu làm lồng không ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng của cá nuôi, tùy điều kiện của địa phương có thể lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp. Tuy nhiên khi nuôi cá trong lồng lưới sẽ dễ bảo quản hơn; do mắt lưới đều nên cá giống nhỏ (thời kỳ đầu) không bị lọt ra ngoài.
Ở điều kiện thông thoáng của hồ chứa nước, mật độ thả cá rô phi 200 con/m3 nước chưa phải là mật độ dày, bạn còn có thể tăng mật độ lên cao hơn nữa để có thể thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Sau một vụ thử nghiệm, đến nay mô hình lưu trú cá rô phi, chim trắng qua đông đạt kết quả khả quan. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản chủ động con giống để thâm canh tăng sản lượng.
Thời gian gần đây, trên tổng diện tích hơn 45 ha ao nuôi tập trung ở một số xã thuộc thành phố Bắc Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Thế xảy ra hiện tượng cá rô phi đơn tính bị chết rải rác.
Hiện nay cá Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới sau nhóm cá Chép Fitzsimmons và Gonzalez, 2005 – Trích dẫn bởi Trung tâm tin học, Bộ Thủy sản, 2005) với sản lượng năm 2007 là 2.121.010 tấn.
Ở Việt Nam, cá rô phi được nhập từ Thái Lan vào năm 1953, đó là loài Oreochromis mossambicus thuộc giống Oreochromis (còn gọi là rô phi cỏ, rô phi mọi, rô phi đen hay rô phi sẻ).
Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS).