Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Đặt Ở Hồ Chứa?

Nuôi cá rô phi trong lồng không phải là việc mới. Philipin là một nước Đông Nam Á nuôi cá rô phi trong lồng rất có kết quả. Ở nước ta, việc nuôi cá rô phi trong lồng từ cỡ cá giống lên cỡ cá thịt trong thời gian 3 tháng đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 tiến hành tại hồ chứa nước suối Hai (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) trong hai năm liên tục (1996 – 1997).
Đã thử ngiệm nuôi trong hai loại lồng: lồng cứng (khung gổ, nan tre) và lồng mềm (khung gỗ, xung quanh bọc lưới nilông). Dung tích nước nuôi cá trong lồng là 4 m3/lồng.
Cá rô phi thí nghiệm là cá rô phi vằn dòng thái lan và dòng gift. Mật độ cá được nuôi thăm dò từ 42 con/m3 tăng dần tới 200 con/m3. Hàng ngày cho cá ăn thức ăn chế biến ép viên cỡ 2 – 3mm, có hàm lượng đạm tổng số là 20%.
Lượng thức ăn cho cá lúc đầu bằng 5% (tháng đầu), sau đó bằng 3% (tháng cuối) và được chia làm hai lần cho ăn vào buổi sáng và buồi chiều. Thường xuyên theo dõi cá và các yếu tố môi trường nước trong lồng nuôi cá và ngoài hồ, đặc biệt là các yếu tố như ôxy hòa tan, ph, nhiệt độ nước.
Kết quả cho thấy vật liệu làm lồng không ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng của cá nuôi, tùy điều kiện của địa phương có thể lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp. Tuy nhiên khi nuôi cá trong lồng lưới sẽ dễ bảo quản hơn; do mắt lưới đều nên cá giống nhỏ (thời kỳ đầu) không bị lọt ra ngoài.
Ở điều kiện thông thoáng của hồ chứa nước, mật độ thả cá rô phi 200 con/m3 nước chưa phải là mật độ dày, bạn còn có thể tăng mật độ lên cao hơn nữa để có thể thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Related news

Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển.

Một trong những kết quả chính của Dự án "An toàn sinh học và giám sát chẩn đoán bệnh" thuộc Trung tâm nuôi trồng thủy sản nhiệt đới và cận nhiệt đới

Cá rô phi được nuôi phổ biến ở Châu Á và Mỹ Latin nhưng được tiêu thụ chủ yếu ở Mỹ và Châu Âu với sản lượng tiêu thụ ở Mỹ đạt 300.000 tấn mỗi năm. Các quốc gia sản xuất rô phi chủ yếu bao gồm Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Mexico, Thailand, Đài Loan và Brazil.

-Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.