Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi

Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi
Ngày đăng: 24/11/2015

Nguyên lý

Hệ thống biofloc cho phép các chất thải hữu cơ và quần thể vi sinh vật tồn tại trong ao nuôi.

Thông qua quá trình xáo trộn nước và sục khí để duy trì sự hiện diện của các hạt floc, chất lượng nước được đảm bảo.

Quản lý hệ thống nuôi theo công nghệ biofloc không đơn giản, đòi hỏi những kỹ thuật tương đối phức tạp cần thiết để đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt và đạt năng suất cao.

Hệ thống biofloc có thể vận hành với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp (khoảng 0.5 – 1%/ngày).

Trao đổi nước ít giúp cho sự phát triển và hoạt động của biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải hữu cơ và các chất dinh dưỡng.

Trong hệ thống biofloc, thay nước để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi được giảm tối thiểu, thay vào đó, việc xử lý chất thải được thực hiện ngay bên trong hệ thống nhờ vào vai trò của các vi sinh vật dị dưỡng.

Lợi ích

Biofloc cung cấp vai trò quan trọng là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh dưỡng tốt cho ao cá rô phi.

Việc nuôi cá rô phi bằng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi với năng suất cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Ngoài ra còn nâng cao an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả sử dụng và khả năng kiểm soát nước, giảm sự ảnh hưởng biến động thời tiết.

Quy trình nuôi

Cá rô phi được chọn vào nuôi là cá đơn tính đực dòng Novit 4, kích thước 7 – 10 g/con, nuôi với mật độ 5 con/m2.

Cho ăn 2 lần/ngày, với mức độ đáp ứng 90% so với nhu cầu.

Mỗi tuần cho cá nhịn ăn 1 ngày để kích thích cá sử dụng sinh khối biofloc trong ao.

Lượng biofloc cần cung cấp trong tháng đầu tiên là 3 – 5 ppm/ngày.

Từ tháng thứ 2, khi có sẵn lượng Biofloc trong hệ thống thì ta chỉ cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học có thành phần vi sinh là nhóm vi khuẩn Baciluss để duy trì ổn định lượng biofloc trong ao.

Bổ xung mật rỉ đường có hàm lượng Cacbon là 37,5%, 1 tuần/lần, để cung cấp thêm nguồn Cacbon.

Trong quá trình nuôi, vận hành hệ thống sục khí đáy suốt ngày đêm kết hợp với máy quạt nước để trộn đều nước ao từ tầng đáy lên tầng mặt và tạo dòng nước chảy trong ao.

Trong 2 tháng đầu chỉ chạy máy quạt nước khi bón bổ sung rỉ đường và biofloc mồi.

Sau đó sử dụng cả sục khí đáy và quạt nước liên tục cho đến khi thu hoạch để duy trì dưỡng khí và đảm bảo biofloc lơ lửng trong nước.

Thu hoạch

Ứng dụng tại Hải Dương với mô hình quy mô 5 ha, sau 6 tháng, trung bình của cá nuôi đạt 624,2 g/con, Năng suất đạt 26 tấn/ha/vụ nuôi 6 tháng; thời gian cá đạt đến cỡ trung bình 500 g/con sớm hơn 18 ngày so với nuôi thâm canh thông thường.

Về hiệu quả kinh tế, tổng đầu tư cho 1ha nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm có ứng dụng biofloc khoảng 542 triệu đồng; tổng doanh thu 689 triệu đồng; lãi ròng 147 triệu đồng; tỷ lệ lợi nhuận/vốn đạt 27,1% cho một chu kỳ nuôi 6 tháng.

Tuy nhiên, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm thì mô hình này phù hợp với những cơ sở nuôi có khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi Kinh Nghiệm Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn. Để có nhiều cá đực đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu dùng một loại hormon trộn vào thức ăn của cá, cho cá rô phi bột ăn (cá mới nở được 3 –4 ngày) hoặc dùng phương pháp tắm cho cá rô phi trong nước có hormon để chuyển giới tính của cá rô phi.

14/12/2011
Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Rô Phi Giống Trong Ruộng Lúa Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Rô Phi Giống Trong Ruộng Lúa

Cá rô phi có khả năng chịu đựng với các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chúng có thể sống ở các vực nước nông và trong khoảng nhiệt độ rộng từ 110C đến 420C, ngưỡng ôxy thấp từ 0,1 đến 0,3mg/l và độ đục cao. Rô phi là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn gồm cả thức ăn thực vật và động vật như các loại cỏ, côn trùng, muỗi, tảo, bèo tấm... Phân của cá lại rất tốt cung cấp dinh dưỡng cho lúa phát triển.

27/05/2012
Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift

Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: Cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2 – 3 lần, lượng cho ăn bằng 2 – 3% trọng lượng cá trong ao. Nên cho thức ăn vào sàn hoặc khay cố định để kiểm tra theo dõi.

05/01/2012
Nuôi Cá Rô Phi An Toàn Nuôi Cá Rô Phi An Toàn

Thị trường ngày nay đòi hỏi cá rô phi cũng như các sản phẩm thủy sản nói chung phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, người sản xuất phải quan tâm đến vấn đề này.

09/01/2012
Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển

Với sự giúp đỡ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP) và Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên, dự án "Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng ven biển tỉnh Phú Yên thông qua việc xây dựng mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học" được thực hiện nhằm xây dựng các mô hình xử lý nước thải trong các trang trại nuôi tôm với việc sử dụng cá rô phi và rong biển

12/07/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.