Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nuôi Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm

Nuôi Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm
Ngày đăng: 28/04/2014

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS).

Đây là phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm như một kiểu nuôi luân canh hay một dạng xử lý nước trước bằng tác nhân sinh học như phương pháp nuôi ghép các loài. Ba ao được đưa vào nuôi thử nghiệm. Ban đầu các ao này chỉ nuôi đơn tôm, tuy nhiên do vi khuẩn phát sinh gây ra sự bùng nổ của các vi sinh vật làm tôm bị nhiễm bệnh.

Các chủ trại nuôi tôm đã thực hiện nuôi chuyển đổi thay thế đối với các loài cá rô phi. Nuôi luân canh là một phương pháp để làm vệ sinh nước trước khi nuôi một loài khác, làm như vậy để giảm một cách tối đa sự phát sinh mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một lượng nước chứa với lượng thức ăn tự nhiên và giống cá rô phi chịu được nước mặn, đảm bảo nguồn nước cung cấp thường xuyên chất lượng tốt. Cá rô phi được thả trong nước này làm nước xanh, làm giảm sự phát triển của các vi sinh vật.

Như thế là có được nước chất lượng tốt, dùng nguồn nước này đưa vào các ao nuôi tôm. Thả cá rô phi vào 4 lồng trong mỗi ao, với trọng lượng cá thể là 100g và tỷ lệ cá thả là 400kg/ha. Hậu ấu trùng tôm cũng được thả trong ao này với tỷ lệ 18 – 20 post larvae/m2.

Kết quả thử nghiệm là có 2 trong 3 ao đạt được tỷ lệ sống trên 80% và sản lượng tôm thu hoạch là 5000 kg/ha. Còn một ao cho tỷ lệ sống thấp hơn, tuy nhiên đây cũng là một phương pháp nuôi tôm lý tưởng.

Hệ thống TIPS mới được kiểm tra dưới các điều kiện khác nhau ở các tỉnh Negros và Mindanao (Philipin) cho thấy, có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự phát sinh vi sinh vật gây bệnh trong hệ thống ao nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bán Thâm Canh Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bán Thâm Canh

Năm 2010 Trung tâm Ứng dụng KHKT TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Hơn 8.000 con cá rô phi đơn tính dòng GIFT đã được thả ở diện tích 2.000 m2, kích cỡ 3-4 cm/con (150 con/kg), mật độ thả 4 con/m2.

13/08/2013
Nuôi Cá Rô Phi Đỏ Nuôi Cá Rô Phi Đỏ

Ở nước ta cá sống nhiều và thích hợp với điều kiện nước ngọt vùng châu thổ sông Mê Kông. Hiện nay giống cá này được gây giống nhân tạo ở hầu hết các cơ sở sản xuất cá giống trong vùng.

28/08/2013
Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính

Thời tiết sang xuân đang dần ấm lên cộng với mưa xuân lất phất là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi nảy nở. Đối với nghề sản xuất cá giống khi nhiệt độ từ 22 – 280C sẽ là lý tưởng để chuẩn bị cho cá đẻ.

30/08/2013
Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Tôm Giải Pháp Để Ngăn Chặn Bệnh Đốm Trắng Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Tôm Giải Pháp Để Ngăn Chặn Bệnh Đốm Trắng

Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.

28/08/2013
Bệnh Của Cá Rô Phi Và Cách Chữa Trị Bệnh Của Cá Rô Phi Và Cách Chữa Trị

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển.

28/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.