Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nuôi Cá Rô Phi Nào Tốt Hơn?

Nuôi Cá Rô Phi Nào Tốt Hơn?
Ngày đăng: 30/07/2014

Hiện nay ở nhiều địa phương đang nuôi phổ biến hai loại cá rô phi: rô phi đen giống cũ (tên khoa học là oreochromis mossambicus) và rô phi vằn giống mới đưa từ miền nam ra miền Bắc năm 1977 (tên khoa học là oreochromis niloticus).

Hình dạng hai loài cá khá giống nhau. Riêng rô phi giống mới thường có kích thước lớn hơn, ở ngang thân có 6 – 8 vạch và khi cá lớn ở mép vây có viền màu đỏ sặc sỡ.

Cả hai loài cá rô phi đều ăn tạp,sinh sản tự nhiên, có thể nuôi đơn hoặc nuôi kép cũng với những loài cá khác trong ao hồ. Nhược điểm chịu yếu kém của cá rô phi dần dần được khắc phục theo mức độ thuần hóa nên mấy năm gần đây ở các tỉnh đồng bằng và ven biển ít có hiện tượng cá rô phi bị chết rét hàng loạt.

Sự sai khác về đặc điểm sinh vật học giữa hai loại này đang được những người nuôi cá lưu tâm. Cá rô phi đem giống cũ cỡ lớn nhất chỉ đạt 1,7-2 kg/con, sinh sản tự nhiên rất nhanh và nhiều (có thể đẻ 10 lần/con ).

Chính vì thế rất khó khống chế mật độ nuôi rô phi loại này trong ao. Mật độ cá cao và cung cấp thức ăn không đủ trong ao đã làm cho cá chậm lớn, cỡ cá nhỏ, năng suất thấp và giá trị thương phẩm thấp.

Còn cá rô phi vằn giống mới cỡ lớn nhất đạt 4-5 kg/con, lớn nhanh cả trong giai đoạn sinh sản. Nói chung cá rô phi vằn lớn gấp hai lần cá rô phi đen. Mặt khác, vì cá rô phi vằn có nhịp điệu và sức sinh sản thấp hơn nhiều so với giống cũ nên người nuơi có thể chủ động về mật dộ nuôi; cá không bị cạnh tranh thức ăn một cách gay gắt.

Theo dõi nuôi cá rô phi ở nhiều địa phương chúng tôi nhận thấy việc quyết định nên chọn nuôi cá rô phi loại nào là tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và hướng sử dụng cá sau khi nuôi. ở những nơi nuôi cá cần sản lượng cao, có nhiều diện tích mặt nước, có nguồn phân bón phong phú và cần có cá nhỏ để bổ sung đạm động vật cho chăn nuôi thì nên nuôi cá rô phi giống cũ.

Tại đây có thể tận dụng khả năng sinh sản nhanh của cá để đánh tỉa liên tục cá rô phi con, giảm bớt mật độ cá trong ao. ở những nơi có ít ao hồ, có điều kiện đầu tư thức ăn, phân bón, cần loại cá thương phẩmcó chất lượng cao thì nên nuôi cá rô phi giống mới.

Nếu nuôi lẫn hai loại rô phi trong cùng một ao tất yếu sẽ dẫn đến lai hỗn hợp tự nhiên, không thể kiểm soát nổi: cá lai tạp như thế không thể hiện ưu thế lai một cách rõ rệt và ít lâu sau lại trở lại những đặc tính của giống cũ; cá rô phi đen sẽ phát triển lấn át và chiếm ưu thế .

Bạn còn có thể chọn cá lai ở thế hệ thứ nhất (f1) của hai loại cá rô phi này để nuôi thành cá thịt (khi cá đực và cá cái đều thuần chủng, rô phi lai có khả năng tăng trọng gần gấp đôi giống cũ ). Một điều lý thú là khi lai giữa cá đực cá rô phi đen giống cũ vói cá cái rô phi vằn còn làm chuyển dịch giới tính ở cá lai: 70 – 80% cá lai sinh ra là cá đực (nhờ thế bạn có thể dễ dàng lựa chọn cá đực để nuôi riêng, nhanh có cá thịt đạt qui cỡ lớn). Ngược lại, nếu lai cá rô phi đen với cá đực rô phi vằn chỉ thu được 27 – 32% con lai là cá đực.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bán Thâm Canh Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bán Thâm Canh

Năm 2010 Trung tâm Ứng dụng KHKT TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Hơn 8.000 con cá rô phi đơn tính dòng GIFT đã được thả ở diện tích 2.000 m2, kích cỡ 3-4 cm/con (150 con/kg), mật độ thả 4 con/m2.

13/08/2013
Nuôi Cá Rô Phi Đỏ Nuôi Cá Rô Phi Đỏ

Ở nước ta cá sống nhiều và thích hợp với điều kiện nước ngọt vùng châu thổ sông Mê Kông. Hiện nay giống cá này được gây giống nhân tạo ở hầu hết các cơ sở sản xuất cá giống trong vùng.

28/08/2013
Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính

Thời tiết sang xuân đang dần ấm lên cộng với mưa xuân lất phất là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi nảy nở. Đối với nghề sản xuất cá giống khi nhiệt độ từ 22 – 280C sẽ là lý tưởng để chuẩn bị cho cá đẻ.

30/08/2013
Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Tôm Giải Pháp Để Ngăn Chặn Bệnh Đốm Trắng Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Tôm Giải Pháp Để Ngăn Chặn Bệnh Đốm Trắng

Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.

28/08/2013
Bệnh Của Cá Rô Phi Và Cách Chữa Trị Bệnh Của Cá Rô Phi Và Cách Chữa Trị

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển.

28/08/2013