Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Hòa Khương (Đà Nẵng)

Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Hòa Khương (Đà Nẵng)
Ngày đăng: 20/02/2014

Hơn một tuần sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đến thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương (Đà Nẵng), chúng tôi biết được người nông dân nơi đây có nguồn thu nhập cao nhờ vào nuôi cá nước ngọt, từ 100 triệu đồng/500m2 đến 2 tỷ đồng/ha.

Ông Trần Văn Chính, chủ hộ có 4 sào ao cho biết khá cụ thể về sản lượng và giá cả loại cá ông đang nuôi: “Cá trê lai, thả mật độ 30-35 con/m2. Từ khi thả đến khi thu hoạch 4 tháng, cá có trọng lượng cỡ nửa kg/con. Một sào ao thường đạt sản lượng 1,5 đến 1,7 tấn. Năm nuôi hơn 2 lứa, chí ít cũng thu trên 3 tấn. Với giá 27 triệu đồng/tấn, mỗi sào thu hơn 100 triệu đồng”.

Cầm tô thức ăn loại chế biến sẵn, ông Chính vãi xuống ao. Mặt ao đang yên lặng, bỗng dưng nổi sóng. Cá trê lai nổi lên dày đặc tranh nhau đớp mồi. “Trê lai rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, năng suất rất cao. Hộ nuôi lâu năm, giàu kinh nghiệm, thu 2 tấn/sào/vụ là thường”, ông Chính cho biết thêm.

Giở cuốn sổ đem theo, ông Trần Hữu Khóa, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Khương nói với chúng tôi: “Cả xã Hòa Khương hiện có 59ha ao nuôi cá nước ngọt của hơn 100 hộ, trong đó khoảng 15 ha nuôi trê lai thâm canh.

Thực ra, nuôi cá nước ngọt bà con vùng này triển khai từ lâu, song trước đây nuôi các loại như trắm, mè… theo kiểu quảng canh, năng suất vài tấn/ha/năm là nhiều. Thực sự khởi sắc kể từ khi thả nuôi trê lai, bởi đầu ra loại cá này thuận lợi, vì thế mọi người đua nhau nuôi trê lai quy mô thâm canh. Khách hàng đến từ các địa phương khác, họ mua về làm hàng xuất khẩu”.

Chia tay ông Chính, chúng tôi đến ao cá của các ông Cao Văn Tới, Trần Văn Tuấn. Đến đâu cũng được các chủ ao này khoe về nguồn thu nhập kỷ lục từ cá trê lai. Ông Tới khẳng định: Vụ cá trước và sau Tết Nguyên đán vừa rồi, gia đình thu hoạch 5 sào ao, bán được hơn nửa tỷ đồng, trừ hết các khoản chi phí lãi ròng 260 triệu đồng.

Cách đây cỡ chục năm vùng này nghèo lắm, thế mà nay nhà ai cũng khá giả. Ở thôn Phú Sơn 2 này, không chỉ nhà cửa khang trang, một số hộ mua ô-tô con. Đơn cử như các ông Phan Công Trận, ông Trần Hữu Hai…

Các hộ nuôi cá tại Phú Sơn 2 kiến nghị chính quyền cần quan tâm, cho phép nông dân mở rộng diện tích nuôi và quy hoạch vùng nuôi bài bản hơn. Huyện đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mở tuyến đường đi qua khu vực nuôi cá ở Hòa Khương, vì vậy nên có quy hoạch nuôi cá nước ngọt, xây dựng hệ thống kênh xử lý nước thải.

Xã Hòa Khương đất đai rộng, có kênh chính hồ Đồng Nghệ chảy qua địa bàn, chủ động nguồn nước cho ao hồ, rất thuận lợi cho nuôi cá nước ngọt. Đó là con đường mở ra cho bà con nông dân Hòa Khương làm giàu chính đáng trên đồng đất của mình.


Có thể bạn quan tâm

Thay đổi cách trồng lúa Thay đổi cách trồng lúa

Ngày 21/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An tổ chức hội thảo kết quả dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI vùng ĐBSCL năm 2015”.

23/09/2015
Trồng ổi lãi lớn Trồng ổi lãi lớn

Đối với vườn ổi từ 2 năm tuổi trở lên, mỗi tháng cho thu hoạch 3 lần, năng suất đạt từ 650 – 800 kg/1.000 m2, lấy công làm lời thì lợi nhuận từ 1,9 – 2,4 triệu đồng/1.000 m2/tháng.

23/09/2015
Nâng cao chất lượng chế biến cà phê Nâng cao chất lượng chế biến cà phê

Đó là mục tiêu của hội thảo "Phát triển chế biến cà phê” vừa được Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Viện chính sách và chiến lược phát triển NN-NT (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức tại Đăk Lăk.

23/09/2015
Phân lũ vào đồng Phân lũ vào đồng

Lũ đã về ĐBSCL. Mùa lũ được dân đồng bằng gọi bằng cái tên hiền hòa là mùa nước nổi, đã bao đời đem lại cho miền sông nước các nguồn lợi. Trước đây, thời điểm tháng 8, tháng 9 là lũ đã tràn đồng, nhưng giờ đây cảnh đã khác xưa!

23/09/2015
Canh tác lúa giảm phát thải Canh tác lúa giảm phát thải

Theo công bố gần nhất thì Việt Nam bị xếp là quốc gia có tổng lượng phát thải nhà kính đứng thứ 31 trên thế giới.

23/09/2015