Nuôi Cá Lồng Bè Và Ý Thức Về Môi Trường
Nhờ nuôi cá lồng bè trên sông, nhiều hộ gia đình ở Bến Tre đã vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng lâu dài, người nuôi cần chú trọng vấn đề môi trường và nuôi theo đúng vùng quy hoạch.
Thực trạng nuôi cá lồng bè
Theo ông Nguyễn Văn Buội - Quyền Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản, hiện nay, toàn tỉnh có 160 cơ sở nuôi cá lồng bè với 516 bè, tổng thể tích 56.374 m3. Trong đó, nuôi ngoài vùng quy hoạch 132 cơ sở, 397 bè, tổng thể tích 42.924m3, trên địa bàn các xã Phú Túc, Phú Đức (Châu Thành), xã Long Thới (Chợ Lách) và thị trấn Chợ Lách. Nuôi trong quy hoạch có 28 cơ sở, 119 bè, thể tích 13.450m3, tại các xã Tân Thạch, An Khánh (Châu Thành). Theo đó, việc đăng ký chủ quyền sử dụng lồng bè tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là 32 hộ, 122 bè; đăng ký neo đậu nuôi lồng bè các hộ trong quy hoạch đạt 100% trên địa bàn các xã Tân Thạch, An Khánh (Châu Thành).
Châu Thành là huyện có số lượng nuôi cá lồng bè nhiều nhất. Ông Trần Văn Tiền - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện cho biết, toàn huyện có 4 xã nuôi cá lồng bè: Tân Thạch, Phú Đức, An Khánh và Phú Túc, tổng số 118 hộ, với 373 bè, tổng thể tích 43.374m3. Hầu hết người dân nuôi cá điêu hồng, cá lăng, cá lóc. Thức ăn chủ yếu của cá là viên nổi. Anh Nguyễn Văn Chín, ấp Phú Tân - xã Phú Túc là người có nhiều năm nuôi cá bè. Hiện tại, anh có 4 bè cá trên sông và 1 ao ương cá bột bán cho bà con tại địa phương. Anh Chín cho biết, đây là xã không được quy hoạch nhưng điều kiện tự nhiên lại thích hợp cho việc nuôi cá bè. Đã có rất nhiều hộ dân vươn lên khá giàu nhờ loại hình kinh tế này. Khi chúng tôi đến đúng vào dịp anh Chín đang tháo đìa cá bột, với giá bán hiện nay là 43.000/kg, anh Chín có thể cầm chắc trong tay vài chục triệu đồng.
Cần có ý thức bảo bệ môi trường
Các xã Phú Túc, Phú Đức là vùng quy hoạch nuôi cá tra. Nếu trên đất liền đã quy hoạch nuôi cá tra thì ở dưới sông không thể nuôi cá lồng bè và ngược lại, vì tình hình ô nhiễm môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nuôi. Theo ông Buội, hiện nay, tình trạng quy hoạch nuôi cá da trơn và nuôi cá bè của tỉnh là hợp lý vì tỉnh chủ trương quy hoạch nuôi cá lồng bè riêng, cá da trơn riêng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của một số xã trên địa bàn huyện Châu Thành là vùng quy hoạch nuôi.
Ông Trần Văn Tiền - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành cho biết, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm thay đổi dòng chảy, trong những năm qua xã An Khánh không thể nuôi cá lồng bè. Đây cũng là một trong những nguyên nhân người dân lại đổ về Phú Túc để nuôi cá, trong khi đây không phải là vùng quy hoạch. Để nuôi cá thành phẩm, người nuôi phải mất khoảng 7-8 tháng, nên lượng thức ăn thừa và chất thải do cá thải ra khá nhiều.
Để hạn chế việc ô nhiễm môi trường, người nuôi cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với lứa tuổi của cá và thường xuyên vệ sinh lồng bè. Theo anh Chín, những ao cá trong đất liền, khi làm vệ sinh đáy ao, anh sẽ bơm bùn vào vườn cây ăn trái và những bờ đất vườn nhà nhằm nâng cao mặt đất hiện tại, hay bơm quanh đê bao để tôn tạo mặt đê. Đối với bè cá trên sông, anh thường theo dõi quá trình phát triển và điều chỉnh lượng thức ăn để hạn chế tình trạng thức ăn thừa trên sông.
Còn theo ông Buội, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT cùng chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra việc nuôi cá lồng bè và điều kiện vệ sinh thú y thủy sản bè cá. Đối với những hộ nuôi không theo quy hoạch ngành chức năng yêu cầu các hộ dân ký cam kết sau khi thu hoạch cá sẽ di dời theo đúng vùng nuôi. Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành và Chợ Lách nên tuyên truyền cho người dân hiểu đúng việc quy hoạch nuôi cá da trơn, khi nuôi phải đảm bảo đăng ký chủ quyền sử dụng lồng bè; khuyến cáo người dân nên nuôi ở mật độ thưa, sử dụng thức ăn công nghiệp với lượng vừa đủ; dùng chế phẩm sinh học nhiều nhằm phân hủy chất bẩn đáy ao và giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Dưa lưới là loại rau ăn quả quan trọng trong họ bầu bí, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Mỹ, Tây Ban Nha… với sản lượng hàng năm trên toàn thế giới khoảng 18 triệu tấn. Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu, lai tạo ra được nhiều giống dưa lưới. Tại Việt Nam, do điều kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm thực vật học nên dưa trồng được chủ yếu ở miền Nam và hiện trồng phổ biến ở Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh…
Sáng 11-9, Phòng Kinh tế TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) tổ chức cho 70 nông dân ở các tổ hợp tác thuộc xã Tân Mỹ Chánh, xã Mỹ Phong và các câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng bưởi da xanh theo mô hình VietGAP đi thực tế các mô hình trồng và thu mua bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Nguyễn Xuân Ninh cho biết: Sau nhiều năm mất mùa, năm nay bưởi Phúc Trạch – một đặc sản quý của Hà Tĩnh được mùa, “trúng” giá khi đạt sản lượng hơn 5.000 tấn, doanh thu trên 100 tỷ đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi Hương Khê.
Dịch bệnh và thị trường bấp bênh đã khiến nhiều nông dân trồng xoài tại xã Cam Hải Tây (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) chuyển đổi giống xoài Thủy Triều và xoài Bồ sang giống xoài Úc.
Với nguồn vốn có được, chúng tôi thực hiện cải tạo vườn tược, học hỏi kỹ thuật xử lý để xoài cho nhiều quả với chất lượng thơm ngon như thời điểm chính vụ” – ông Nguyễn Văn Hải, Tổ trưởng Tổ hợp tác Chương trình vay vốn trồng xoài ra hoa trái vụ xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu - An Giang), chia sẻ về hiệu quả của chương trình này.