Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Bè Và Ý Thức Về Môi Trường

Nuôi Cá Lồng Bè Và Ý Thức Về Môi Trường
Publish date: Monday. June 3rd, 2013

Nhờ nuôi cá lồng bè trên sông, nhiều hộ gia đình ở Bến Tre đã vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng lâu dài, người nuôi cần chú trọng vấn đề môi trường và nuôi theo đúng vùng quy hoạch.

Thực trạng nuôi cá lồng bè

Theo ông Nguyễn Văn Buội - Quyền Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản, hiện nay, toàn tỉnh có 160 cơ sở nuôi cá lồng bè với 516 bè, tổng thể tích 56.374 m3. Trong đó, nuôi ngoài vùng quy hoạch 132 cơ sở, 397 bè, tổng thể tích 42.924m3, trên địa bàn các xã Phú Túc, Phú Đức (Châu Thành), xã Long Thới (Chợ Lách) và thị trấn Chợ Lách. Nuôi trong quy hoạch có 28 cơ sở, 119 bè, thể tích 13.450m3, tại các xã Tân Thạch, An Khánh (Châu Thành). Theo đó, việc đăng ký chủ quyền sử dụng lồng bè tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là 32 hộ, 122 bè; đăng ký neo đậu nuôi lồng bè các hộ trong quy hoạch đạt 100% trên địa bàn các xã Tân Thạch, An Khánh (Châu Thành).

Châu Thành là huyện có số lượng nuôi cá lồng bè nhiều nhất. Ông Trần Văn Tiền - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện cho biết, toàn huyện có 4 xã nuôi cá lồng bè: Tân Thạch, Phú Đức, An Khánh và Phú Túc, tổng số 118 hộ, với 373 bè, tổng thể tích 43.374m3. Hầu hết người dân nuôi cá điêu hồng, cá lăng, cá lóc. Thức ăn chủ yếu của cá là viên nổi. Anh Nguyễn Văn Chín, ấp Phú Tân - xã Phú Túc là người có nhiều năm nuôi cá bè. Hiện tại, anh có 4 bè cá trên sông và 1 ao ương cá bột bán cho bà con tại địa phương. Anh Chín cho biết, đây là xã không được quy hoạch nhưng điều kiện tự nhiên lại thích hợp cho việc nuôi cá bè. Đã có rất nhiều hộ dân vươn lên khá giàu nhờ loại hình kinh tế này. Khi chúng tôi đến đúng vào dịp anh Chín đang tháo đìa cá bột, với giá bán hiện nay là 43.000/kg, anh Chín có thể cầm chắc trong tay vài chục triệu đồng.

Cần có ý thức bảo bệ môi trường

Các xã Phú Túc, Phú Đức là vùng quy hoạch nuôi cá tra. Nếu trên đất liền đã quy hoạch nuôi cá tra thì ở dưới sông không thể nuôi cá lồng bè và ngược lại, vì tình hình ô nhiễm môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nuôi. Theo ông Buội, hiện nay, tình trạng quy hoạch nuôi cá da trơn và nuôi cá bè của tỉnh là hợp lý vì tỉnh chủ trương quy hoạch nuôi cá lồng bè riêng, cá da trơn riêng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của một số xã trên địa bàn huyện Châu Thành là vùng quy hoạch nuôi.

Ông Trần Văn Tiền - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành cho biết, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm thay đổi dòng chảy, trong những năm qua xã An Khánh không thể nuôi cá lồng bè. Đây cũng là một trong những nguyên nhân người dân lại đổ về Phú Túc để nuôi cá, trong khi đây không phải là vùng quy hoạch. Để nuôi cá thành phẩm, người nuôi phải mất khoảng 7-8 tháng, nên lượng thức ăn thừa và chất thải do cá thải ra khá nhiều.

Để hạn chế việc ô nhiễm môi trường, người nuôi cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với lứa tuổi của cá và thường xuyên vệ sinh lồng bè. Theo anh Chín, những ao cá trong đất liền, khi làm vệ sinh đáy ao, anh sẽ bơm bùn vào vườn cây ăn trái và những bờ đất vườn nhà nhằm nâng cao mặt đất hiện tại, hay bơm quanh đê bao để tôn tạo mặt đê. Đối với bè cá trên sông, anh thường theo dõi quá trình phát triển và điều chỉnh lượng thức ăn để hạn chế tình trạng thức ăn thừa trên sông.

Còn theo ông Buội, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT cùng chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra việc nuôi cá lồng bè và điều kiện vệ sinh thú y thủy sản bè cá. Đối với những hộ nuôi không theo quy hoạch ngành chức năng yêu cầu các hộ dân ký cam kết sau khi thu hoạch cá sẽ di dời theo đúng vùng nuôi. Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành và Chợ Lách nên tuyên truyền cho người dân hiểu đúng việc quy hoạch nuôi cá da trơn, khi nuôi phải đảm bảo đăng ký chủ quyền sử dụng lồng bè; khuyến cáo người dân nên nuôi ở mật độ thưa, sử dụng thức ăn công nghiệp với lượng vừa đủ; dùng chế phẩm sinh học nhiều nhằm phân hủy chất bẩn đáy ao và giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường.


Related news

Anh Ba Kiên Với Cách Làm Ăn Mới Anh Ba Kiên Với Cách Làm Ăn Mới

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.

Tuesday. July 30th, 2013
Thành Công Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Tầm Ở Sơn La Thành Công Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Tầm Ở Sơn La

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

Thursday. October 18th, 2012
Chữa Và Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi Chữa Và Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Tuesday. July 30th, 2013
Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Friday. June 21st, 2013
Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.

Wednesday. July 31st, 2013