Niềm Vui Sau Chuyến Biển Xuyên Tết
Có mặt tại Cảng cá Phan Thiết (Bình Thuận) vào ngày đầu năm mới 2015, chúng tôi bắt gặp nét mặt rạng rỡ của những ngư dân đi biển xuyên Tết trở về…
Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.
Anh Vỹ cho biết thêm: Đây là chuyến biển thành công đầu năm 2015 của các anh. Nhưng để được kết quả vừa nêu, 8 lao động biển đã phải đấu tranh: Nên hay không đi đánh bắt trong những ngày tết. Một số người quan niệm, một năm có 3 ngày tết, chẳng muốn xa gia đình, người thân, bạn bè...
Một số người đi biển nhiều năm thấy rằng trong những ngày tết thời tiết thường ấm lên, cá ngoài khơi nhiều hơn. Ngày thường một mẻ lưới chỉ vài trăm kg, nhưng trong dịp tết có khi cả tấn cá. Chuyến biển đầu năm mà cá đầy khoang, thì cả năm sẽ thuận buồm xuôi gió.
Rời tàu cá anh Vỹ, chúng tôi đến đến tàu cá BTh-99981TS của anh Nguyễn Hữu, 48 tuổi, cư ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) cũng vừa cập bến. Anh Hữu chia sẻ: “Xuất bến vào những ngày giáp tết chi phí chuyến biển thường tăng hơn ngày thường 15%, nhưng bù lại hải sản sau tết giá cả cao hơn. Tuy vất vả, nhưng chúng tôi thu về 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi người được hơn chục triệu đồng”.
“Những năm gần đây nhiều ngư dân đi biển xuyên tết. Ở xã Tam Thanh (Phú Quý) chúng tôi có hơn 40 thuyền, hơn 400 lao động đi biển xuyên Tết Ất Mùi. Họ đang trên đường trở về và như họ nói: Rất vui!” - anh Hữu nói them.
Có thể bạn quan tâm
Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.
Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.
Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.
Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành, người nuôi cá ở ĐBSCL kéo dài lo lắng vì tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nên, việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu đã “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL, đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.