Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Phước Có Nhiều Hoạt Động Đẩy Mạnh Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản

Bình Phước Có Nhiều Hoạt Động Đẩy Mạnh Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản
Ngày đăng: 28/02/2015

Thời gian qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tích cực nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt các loại, đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh. Với nguồn giống tại chỗ, hàng năm trung tâm còn thả bổ sung thủy sản vào các hồ chứa lớn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Chủ động cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật

Bình Phước có diện tích mặt nước ao hồ, sông suối khoảng 30.000 ha, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loài thủy sản nước ngọt. Hình thức nuôi thủy sản phổ biến là thâm canh trong ao, nuôi quảng canh trên hồ chứa nhỏ, nuôi mặt nước lớn, nuôi lồng bè trên hồ chứa lớn. Các loài cá chủ yếu là lăng nha, lóc, trắm cỏ, chép, rô phi, mè hoa... Nhu cầu giống mỗi năm 6 - 8 triệu con các loại.

Năm 2012, trung tâm sản xuất thành công giống cá lăng nha, trắm cỏ, chép, mè, rô phi. Đến hết năm 2014, trung tâm đã sản xuất hơn 30 triệu con cá bột, ươm nuôi thành công 5 triệu cá giống các loại. Chất lượng con giống được bảo đảm về nguồn gốc, khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao, lớn nhanh, lại sản xuất tại chỗ nên đáp ứng yêu cầu của người nuôi.

Do vậy, việc chuyển giao, thực hiện các mô hình đến người nuôi đạt hiệu quả cao, yếu tố kỹ thuật, dinh dưỡng, chăm sóc đã được kiểm nghiệm, thử nghiệm trong quá trình sản xuất thực tế tại trung tâm. Từ năm 2010 - 2014, trung tâm đã hỗ trợ 260 lượt hộ có ao nuôi với 3.445kg cá giống; hỗ trợ 22 hộ có lồng bè với 13.420 con giống cá lăng nha.

Ngoài việc cung ứng giống, trung tâm còn hỗ trợ về kỹ thuật nuôi cá cho người dân. Cụ thể, mở 81 lớp tập huấn kỹ thuật cho 3.430 lượt người nuôi thủy sản ở các huyện, thị xã; hỗ trợ kỹ thuật và một phần con giống cho 7 câu lạc bộ khuyến ngư trong tỉnh; tổ chức cho 270 lượt người tham quan, học tập các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả...

Trung tâm còn xây dựng và chuyển giao hàng chục mô hình nuôi cá lăng nha trong bè, nuôi ghép cá trong ao, ươm giống cá... Các mô hình này đều mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần tăng thu nhập cho hộ dân tham gia.

Được trung tâm thủy sản phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi nên thành viên trong Câu lạc bộ khuyến ngư Phú Thành (xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập) đã mở rộng diện tích, tăng đàn, thay đổi loại cá nuôi cho thích ứng với nhu cầu thị trường. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn An có 5 ao với tổng diện tích 1 ha nuôi cá trắm, chép, rô phi kết hợp nuôi ếch. Có thời điểm, ông nuôi thêm rắn và tôm càng xanh.

Gia đình ông An thu hơn 100 triệu đồng/năm từ nuôi thủy sản. Theo ông An, nuôi cá cần chú ý đến phòng ngừa, theo dõi và phát hiện, trị các loại bệnh kịp thời, như: vi trùng mỏ neo, đốm đen lưng... Muốn cá nuôi mau lớn, ao nuôi phải có lối thoát nước để tiện cho việc thay nước. Khi vét cá bán nên kết hợp phơi bùn, rắc vôi bột diệt vi trùng có hại và rải phân chuồng, tạo màu cho ao.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ chứa

Ông Trần Văn Phương, Giám đốc trung tâm cho biết: Toàn tỉnh có 63 hồ, đập có thể kết hợp phát triển thủy sản. Trong đó 10 hồ rộng từ 100 ha trở lên, diện tích mặt nước là 20.955 ha, với hơn 100 loài thủy sản khác nhau. Do việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên hồ, đập ngày càng tăng với phương tiện, ngư cụ đánh bắt đa dạng (thuyền nhỏ, xuồng, lợp tép, lợp cá, đăng, xung điện...) nên nguồn lợi thủy sản giảm mạnh.

Trong đó, hồ thủy điện Srok Phu Miêng giảm nhiều nhất (64%) so với năm 2006. Trước thực trạng này, từ năm 2012 - 2014, trung tâm đã thả 8.760kg cá giống truyền thống (trắm cỏ, chép, mè, rô phi) và 192.000 con giống cá lăng nha xuống hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng. Từ đó bổ sung, duy trì nguồn lợi thủy sản, giúp bộ phận ngư dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và quan trọng nhất là bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra, trung tâm còn tư vấn và hỗ trợ thành lập 12 tổ nghề cá cộng đồng với 424 thành viên. Việc khai thác thủy sản từ chỗ không có tổ chức sang hoạt động có tổ chức, quản lý, giám sát của các ngành chức năng và chính quyền địa phương, góp phần hạn chế tình trạng khai thác mang tính hủy diệt, tận diệt.

Ông Trần Văn Phương cho biết thêm: Theo Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 30-12-2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 - 2020, đến năm 2020, 100% hồ chứa lớn được phục hồi, duy trì nguồn lợi thủy sản thông qua việc thả bổ sung và nuôi trồng.

Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác, nuôi trồng ở hồ chứa lớn, không còn hình thức khai thác, đánh bắt trái phép. 100% xã có ngư dân ven hồ chứa lớn đều thành lập được tổ nghề cá...

Qua đó cho thấy, chương trình đã tạo lối mở giúp địa phương có điều kiện bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tương xứng với tiềm năng sẵn có, tạo sự cân đối giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường, an toàn hồ đập.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

17/03/2013
Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

19/03/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

19/03/2013
Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

22/03/2013
Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

22/03/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.