Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế

Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế
Ngày đăng: 06/09/2013

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.

Anh Bùi Văn Chỉnh ở ấp Bắc, xã Tân Thạnh cho biết: “Mùa lũ năm rồi, anh đầu tư nuôi 500 con cá lóc con đầu vuông trong vèo làm bằng mùng lưới, đặt ở mé kênh với diện tích khoảng 3m2. Kết thúc vụ mùa, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 8 triệu đồng. Hiện nay, anh đang nuôi trên 1.000 con cá lóc đầu vuông, đàn cá đang ở giai đoạn 60 ngày tuổi, phát triển nhanh”.

Cũng theo anh Chỉnh, mô hình này có nhiều thuận lợi do cá lóc tương đối dễ nuôi, ít bệnh, có thể tận dụng diện tích mặt nước kênh, rạch và xung quanh nhà. Ngoài ra, còn tận dụng được các phụ phế phẩm kiếm được từ mùa lũ để nuôi cá. Sau 3,5 - 4 tháng nuôi, cá lóc có trọng lượng từ 800gr - 1kg/con. Giá cá dao động từ 30 - 35 ngàn đồng/kg, trừ chi phí người nuôi còn lãi trên 10 triệu đồng/vèo nuôi.

Hiện toàn huyện Thanh Bình có khoảng 100 hộ nuôi cá lóc mùa lũ, với 220 vèo, mỗi vèo trung bình 700 con. Tập trung ở các xã: Tân Thạnh, Phú Lợi, Bình Tấn và An Phong.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững

Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.

30/07/2013
Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá - Lúa Vụ 3 Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá - Lúa Vụ 3

Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.

10/09/2013
Mô Hình “Cho Cá Bỗng Sinh Sản Tại Nhà Các Hộ Dân” Mô Hình “Cho Cá Bỗng Sinh Sản Tại Nhà Các Hộ Dân”

Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng

19/05/2013
Luân Canh Bắp Lai Trên Ruộng Lúa Đạt Hiệu Quả Cao Luân Canh Bắp Lai Trên Ruộng Lúa Đạt Hiệu Quả Cao

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

30/07/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp) Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp)

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

02/11/2012