Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế
Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.
Anh Bùi Văn Chỉnh ở ấp Bắc, xã Tân Thạnh cho biết: “Mùa lũ năm rồi, anh đầu tư nuôi 500 con cá lóc con đầu vuông trong vèo làm bằng mùng lưới, đặt ở mé kênh với diện tích khoảng 3m2. Kết thúc vụ mùa, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 8 triệu đồng. Hiện nay, anh đang nuôi trên 1.000 con cá lóc đầu vuông, đàn cá đang ở giai đoạn 60 ngày tuổi, phát triển nhanh”.
Cũng theo anh Chỉnh, mô hình này có nhiều thuận lợi do cá lóc tương đối dễ nuôi, ít bệnh, có thể tận dụng diện tích mặt nước kênh, rạch và xung quanh nhà. Ngoài ra, còn tận dụng được các phụ phế phẩm kiếm được từ mùa lũ để nuôi cá. Sau 3,5 - 4 tháng nuôi, cá lóc có trọng lượng từ 800gr - 1kg/con. Giá cá dao động từ 30 - 35 ngàn đồng/kg, trừ chi phí người nuôi còn lãi trên 10 triệu đồng/vèo nuôi.
Hiện toàn huyện Thanh Bình có khoảng 100 hộ nuôi cá lóc mùa lũ, với 220 vèo, mỗi vèo trung bình 700 con. Tập trung ở các xã: Tân Thạnh, Phú Lợi, Bình Tấn và An Phong.
Related news
Trang trại rộng gần 3ha trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nuôi hàng ngàn con vịt trời.
Đó là mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập ổn định của anh Hứa Văn Bắc, thôn Tân Lâm xã Quang Minh huyện Bắc Quang (Hà Giang).
Chi phí quá trình nuôi lươn thương phẩm của anh Trí gồm: Chi phí tiền mua con lươn giống cỡ 500 - 600 con/kg là 66 triệu đồng
Sau 4 năm sản xuất, Công ty TNHH nấm Phùng Gia (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) được xem là nơi trồng nấm đùi gà công nghệ cao lớn nhất, đảm bảo chất lượng nhất miền Bắc
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo miền Tây xứ Nghệ, anh Võ Văn Hậu (SN 1993) quyết tâm bám trụ nơi đây để khởi nghiệp trồng dưa lưới làm giàu.