Chưa cấp phép nhập khẩu thanh mai từ Trung Quốc

Theo Cục BVTV, qua kiểm tra tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, hiện Cục chưa cấp phép nhập khẩu lô quả thanh mai nào từ Trung Quốc.
Về thông tin dòi trên quả thanh mai, Cục BVTV cho rằng, đó là điều bình thường trong tự nhiên; giống như dòi thi thoảng thấy trên quả ổi, thị, xoài, na, cam quýt. Trên quả nhãn, quả vải thỉnh thoảng cũng thấy sâu đục cuống trông khá giống dòi…
“Không có gì phải lo ngại đối với thông tin về phát hiện dòi trên quả thanh mai hay các loại quả tươi khác”- đại diện Cục BVTV cho biết.
Theo Cục BVTV, cây thanh mai mọc hoang nhiều nơi tại Việt Nam, nhất là ở Lâm Đồng (núi Langbiang) và các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lào Cai...). Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, phía Nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản. Người dân thường thu hái các bộ phận của cây quanh năm về để ăn và làm thuốc.
Quả thanh mai thường chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Loại quả này được sử dụng nhiều vào mùa hè như một thứ quả giải khát, được xem có dược tính do chứa vị chua ngọt, thơm, có tác dụng bổ phổi và giảm đau dạ dày.
Có thể bạn quan tâm

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.

Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.

Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.

Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.