Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

10 kg cà phê không đổi được bát phở

10 kg cà phê không đổi được bát phở
Ngày đăng: 28/09/2015

Những năm về trước, cứ vào giữa tháng 9 các chủ vườn cà phê ở Hướng Hóa phải loay hoay tìm nhân công thu hoạch.

Năm nay, không ai màng chuyện thu hoạch nữa.

Ôm gốc cà phê khóc nức nở, bà Ngô Thị Loan (xã Hướng Phùng) cho biết, đã bỏ ra hơn 120 triệu đồng để đầu tư, chăm sóc cho 4 ha với 15.000 gốc cà phê.

Bình thường đầu tháng 10 này cà phê mới chín, nhưng năm nay tháng 8 đã chín rồi.

Cà phê chín sớm, hạt lép, giá chỉ còn 2,5-2,7 nghìn đồng/kg mà chẳng mấy doanh nghiệp thu mua. “Bây giờ tiền bán cà phê không đủ trả tiền nhân công thu hoạch. Tiếc lắm nhưng phải vứt bỏ chứ nếu thu hoạch thì càng lỗ nặng” – bà Loan chua xót.

Nông dân Hướng Hóa đang gặp khó vì giá cà phê xuống thấp.

Ông Nguyễn Thế Hùng – Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị) ngậm ngùi cho biết: “Năm trước giá thấp nhưng cũng được 6-9 nghìn đồng/kg. Năm nay giá quá tệ, chỉ còn 2,5-2,7 nghìn đồng/kg. Đi đâu cũng nghe nông dân than vãn, u buồn, dường như họ mất hết niềm tin vào cây cà phê” – ông Hùng than thở.

Ông Hồ Văn Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho hay, toàn huyện có trên 5.000ha cà phê (giống catimo, chè) thì có khoảng 30% bị chín sớm.

Cà phê chín sớm, hạt lép, giá cả quá thấp khiến nông dân lao đao. Nhiều nông dân chỉ biết ngồi khóc bên cây cà phê, chẳng biết lấy tiền đâu để bù lỗ chi phí đầu tư, trả nợ ngân hàng.

Nguyên nhân cà phê chín sớm được xác định là lúc cây cà phê trổ bông thì gặp hạn hán quá khốc liệt, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, đậu quả.

Còn nguyên nhân giá cà phê xuống thấp là vì phụ thuộc giá cà phê thế giới.

“Hàng chục năm nay, người trồng cà phê ở Hướng Hóa không cần tưới tiêu vì khí hậu ưu đãi.

Tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán gia tăng thì huyện đang nghĩ đến phương án phải chủ động nguồn nước tưới cho cà phê bằng cách lấy nước từ hồ thủy điện, xây thêm hồ chứa…

Tuy nhiên, kinh phí bỏ ra không hề nhỏ, trong khi giá cà phê xuống thấp khiến huyện hết sức băn khoăn” – ông Vinh chia sẻ.

Theo ông Vinh, dù thế nào thì nông dân Hướng Hóa vẫn phải bám víu lấy cây cà phê. Hiện, trên địa bàn có nhiều diện tích cà phê đã già cỗi, cần được tái canh. Nông dân rất cần sự hỗ trợ về vốn để tái canh cà phê, giống gói hỗ trợ tái canh cà phê ở Tây Nguyên.


Có thể bạn quan tâm

Cam go giữ rừng mùa mưa Cam go giữ rừng mùa mưa

Mùa mưa lũ cũng là thời điểm gỗ lậu ào ạt tuồn về xuôi. Vì thế, nhiệm vụ đấu tranh, giữ bình yên cho rừng của lực lượng kiểm lâm trở nên vất vả hơn bao giờ hết.

03/10/2015
Giá cao su lao dốc trồng nhiều, lỗ nặng, chặt bỏ Giá cao su lao dốc trồng nhiều, lỗ nặng, chặt bỏ

Chỉ trong chín tháng đầu năm 2015, với khoảng 740.000 tấn cao su xuất khẩu, ngành cao su VN bị mất hơn… 40.000 tỉ đồng nếu so với giá bình quân cùng thời điểm vào năm 2011.

03/10/2015
Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không

Mặc dù được coi là hạt “ngọc” của Việt Nam, nhưng do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo Việt đang rơi vào tình trạng 3 “không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.

03/10/2015
Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa

Vài tuần trở lại đây, do thường xuyên có các trận mưa to nên đã ảnh hưởng tới diện tích rau màu, khiến cho hàng loạt các loại rau củ quả tại các chợ trên địa bàn Hà Nội tăng giá mạnh.

03/10/2015
Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long

Trong 2 ngày 1 và 2/10, tại TP Cần Thơ, Văn phòng Quốc hội tổ chức diễn đàn chính sách “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

03/10/2015