Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai không ai được nói ngại, nói khó
Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.
LTS: Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2015-2020) sẽ tổ chức trong 3 ngày từ 28 đến 30.9.2015 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đại hội sẽ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020, bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và bầu đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Một trong những dấu ấn rõ nét về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua là Chương trình xây dựng nông thôn mới. NTNN ghi nhận một số kết quả chương trình này.
Đồng Nai được đánh giá là một tỉnh làm tốt và đi đầu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước.
PV NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Gọi - Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Đồng Nai, về vấn đề này.
Quyết liệt thực hiện
Ông có thể cho biết vì sao Chương trình xây dựng NTM Đồng Nai đi đầu cả nước với 2 huyện, thị đạt chuẩn sớm?
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành (thứ 3 và thứ 5 từ trái sang) tham quan mô hình khảo nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai.
- Theo tôi có 2 nguyên nhân: Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đồng Nai đang thực hiện chương trình “4 có”: Có đời sống kinh tế được cải thiện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; có đời sống văn hóa tốt - an ninh, an toàn đảm bảo; có môi trường sinh thái phát triển bền vững.
Chương trình này đã tạo đà cho Chương trình xây dựng NTM bắt nhịp nhanh. Ngoài ra, còn nhờ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo và cấp cơ sở cũng quyết liệt thực hiện. Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.
Vậy, hiện nay NTM ở Đồng Nai đã đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?
- Đến tháng 9 này, tỉnh Đồng Nai có 63/133 xã đã hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Đặc biệt, có 2 huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh đạt chuẩn NTM.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, Đồng Nai sẽ có thêm 25 xã nữa đạt chuẩn.
Chúng tôi đang ráo riết hoàn thành hồ sơ 3 huyện để đăng ký đạt chuẩn huyện NTM, gồm: Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch.
Nâng chất các tiêu chí
Được biết, Đồng Nai đã công bố bộ nâng chất tiêu chí NTM, trong đó có thu nhập bình quân đầu người là 45 triệu đồng/người/năm. Theo ông, điều này có khả thi?
"Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với Chương trình xây dựng NTM” Ông Lê Văn Gọi.
- Nên hiểu rằng bộ tiêu chí này chỉ để áp dụng cho những xã đã hoàn thành NTM rồi. Chúng tôi đưa ra con số này để các xã này phải tiếp tục phấn đấu. Hiện có một số đã đăng ký sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Vậy, thu nhập bình quân của người dân các xã đạt xã NTM là bao nhiêu, thưa ông?
- Hiện là 32,58 triệu đồng/người /năm. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Đồng Nai có 15% số xã đạt chuẩn.
Vậy Đồng Nai sẽ có giải pháp gì để nâng cao thu nhập cho bà con ở các huyện miền núi?
- Không còn con đường nào khác hơn là các huyện này phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Và quan trọng hơn hết là phải đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…
- Đồng Nai là một tỉnh quy tụ nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, vậy trong chỉ đạo, thực hiện NTM các địa phương đã làm thế nào?
-Đây là một trong những cái khó của chúng tôi khi triển khai Chương trình xây dựng NTM. Không thể khuôn cứng cách thức dân vận vì vậy công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo nên đã làm tốt chương trình này.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây giá chanh ở ĐBSCL tăng kỷ lục. Thương lái mua chanh không hạt với giá từ 35.000- 40.000 đ/kg, chanh núm giá từ 20.000- 22.000 đ/kg, tăng gần gấp đôi so tháng trước. Tại một số chợ, chanh bán lẻ giá từ 1.500- 2.000 đ/trái.
Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.
Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) sẽ thu hoạch lúa Hè thu chính vụ. Trong khi đó, lượng lúa Đông xuân vẫn còn tồn đọng chưa thể tiêu thụ hết. Áp lực “lúa cũ chưa bán, lúa mới đã thu hoạch” và “lúa mất giá” tiếp tục đè nặng lên vai người nông dân.
Những ngày giữa tháng 6, màu vải chín bắt đầu phủ đỏ từng khoảng vườn, ngọn đồi tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Vải được xếp đầy sân những ngôi nhà làm điểm tập kết tại thị trấn Kép, Chũ hay xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn). Tại đây, sản phẩm sẽ được phân loại, đóng thùng xốp rồi đưa lên xe chở qua biên giới Trung Quốc. Chỉ một phần nhỏ được dành tiêu thụ trong nước.