Nuôi Cá Chim Vây Vàng Mô Hình Thử Nghiệm Thành Công Ở Phú Quý

Huyện đảo Phú Quý từ lâu đã có truyền thống nuôi thủy sản bằng lồng bè, chủ yếu là các loại hải đặc sản như cá giò, tôm hùm và cá mú... Nhưng thời điểm hiện nay do tình trạng dịch bệnh cùng với sức mua giảm nên ngày càng tạo áp lực cho bà con nuôi trồng thủy sản tại vùng đảo.
Cá chim vây vàng thuộc loại cá có giá trị kinh tế cao, là một trong những loài cá nuôi quan trọng ở vùng biển miền Nam Trung Quốc và một số nước khác như: Philippines, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore...
Đây là loài cá được nhiều người ưa thích, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp cho nuôi lồng bè trên biển và nuôi trong các ao đầm nước mặn lợ. Mô hình cá chim vây vàng được Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận nuôi thử nghiệm đầu tiên tại huyện đảo Phú Quý.
Mô hình được thực hiện từ năm 2013, đến nay cá nuôi trong bè đã được 10 tháng tuổi, tỉ lệ sống ước đạt 55%, cỡ cá thu hoạch > 0,4 kg/con; mức lợi nhuận thu lại cho 1 hộ nuôi thực hiện mô hình (40 m3 lồng) hơn 10 triệu đồng.
Kết quả trên là tín hiệu đáng mừng. Vì việc đưa loài cá có đặc tính kinh tế, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng kháng bệnh cao, chóng lớn, đã thêm sự lựa chọn cho các hộ nuôi, đa dạng hóa sự lựa chọn cho nghề nuôi.
Bên cạnh, tỉ lệ sống đạt trên 55% là một thành công cho mô hình thử nghiệm, thiết nghĩ người dân huyện đảo và các hộ nuôi cá lồng bè cần có nhiều giống nuôi mới để lựa chọn, vì hiện tại các đối tượng đang nuôi đều dựa trên nguồn đánh bắt tự nhiên hoặc vận chuyển xa từ các tỉnh khác về. Vì thế, hướng đầu tư, xây dựng các cơ sở sản xuất, ương giống cá nước lợ, mặn của cấp quản lý ngành sẽ đáp ứng nhiều mong mỏi của người nuôi.
Phát triển nuôi cá chim vây vàng ở các vùng ven biển sẽ khai thác được nhiều tiềm năng mặt nước, mở rộng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, đa dạng hóa đối tượng nuôi biển cho xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.
Related news

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) cho biết 25 doanh nghiệp chế biến thủy sản đang được phép xuất khẩu vào Liên minh hải quan sẽ phải tiếp đoàn thanh tra. Ngoài ra, 41 doanh nghiệp đang đăng ký để xuất khẩu thủy sản vào Nga cũng phải làm việc với đoàn này.

Tham gia giải thể thao Phan Xi Păng do Báo Hòa Bình vừa tổ chức tại TP. Hòa Bình, những người làm báo Điện Biên Phủ không chỉ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm báo từ các báo bạn mà còn thấy được cách làm kinh tế hiệu quả của nông dân Hòa Bình.

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.