Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông
Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.
Tháng 10-2013, Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp với UBND xã Nhân Lý triển khai mô hình nuôi cá chép vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, với diện tích 3,8 ha, gồm 70 hộ gia đình trên địa bàn 3 thôn Đồng Cọ, Chản và thôn Ba Hai tham gia. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.
Trung tâm Thủy sản tỉnh đã hỗ trợ bà con về con giống, Chi cục Thủy sản tỉnh tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Kết quả bước đầu cho thấy, người nông dân có thu nhập cao và có thêm kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá ruộng vụ đông có chi phí thấp, tốn ít công lao động, có khả năng diệt được mầm mống sâu bệnh, làm hoai mục gốc rạ, phục vụ cho sản xuất vụ xuân.
Ông Phạm Văn Thỉnh, thôn Chản cho biết, sau 3 tháng triển khai, đàn cá của gia đình phát triển tốt, từ 7 kg với 350 con cá giống ban đầu đến nay gia đình đã thu về hơn 50 kg cá, trung bình đạt từ 180 - 250 g/con. Thu hoạch xong cá trên ruộng, gia đình không bán luôn mà lấy đó làm cá giống để thả vào 2 sào ao của gia đình để nuôi tiếp.
Với giá cá giống trên thị trường hiện nay từ 60.000 - 70.000 đồng/kg như hiện nay thì hơn 1 sào cá chép trên ruộng cho gia đình thu lãi gần 3 triệu đồng. Vụ đông 2014, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và vận động bà con trong thôn cùng làm để dần hình thành nên vùng sản xuất hàng hóa.
Từ kết quả nuôi cá chép ruộng vụ đông 2014, xã Nhân Lý tiếp tục triển khai nhân rộng trong những vụ tiếp theo, phấn đấu mở rộng diện tích lên 10 ha ở 100% thôn, bản trên địa bàn xã, coi đây là một vụ sản xuất chính trong năm, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Giữa cánh đồng rau xanh của người dân ở thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, Đơn Dương là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Hữu Tuấn. Với quy mô nuôi hơn 100 bò sữa, anh Nguyễn Hữu Tuấn được mệnh danh là “Vua bò sữa” ở xứ rau Đơn Dương.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.
Nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất lương thực và cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Tính bình quân 1 sào thu 1,5 tấn dưa, 1 ha thu 15 tấn thì 140 ha sẽ có 2.100 tấn dưa nên sắp tới, dưa sẽ tràn các ngõ ngách của Đức Linh, nếu như khâu tiêu thụ bị ứ đọng.
Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).