Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Khuyến Nông, Khuyến Ngư

Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Khuyến Nông, Khuyến Ngư
Ngày đăng: 22/08/2014

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Các mô hình này đã góp phần nâng cao trình độ canh tác thâm canh cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bà Đặng Thị Hồng, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên cho biết: Triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến ngư đã thực sự giúp nông dân có điều kiện tiếp cận tiến bộ KHKT, tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, từng bước nâng cao trình độ thâm canh trong trồng trọt, chăn nuôi, biết đầu tư chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi hợp lý.

Điển hình như Mô hình thâm canh lúa IR64 vụ đông xuân năm 2012 – 2013 và Mô hình cây đậu tương xuân trên đất 1 vụ lúa tại xã Na Ư. Kết quả: lúa đạt năng suất 55,8 tạ/ha, đậu tương đạt 17,8 tạ/ha.

Thông qua 2 mô hình này, người dân xã Na Ư đã có chuyển biến trong việc áp dụng giống ngô, lúa mới vào sản xuất (đạt trên 80% diện tích), thay đổi tập quán canh tác, tăng vụ, tăng thu nhập.

Mô hình trồng đậu tương trên đất dốc tại xã Mường Nhà được đánh giá là mô hình tác dụng kép, vừa cải tạo đất dốc, vừa tăng thu nhập với năng suất đạt 22 tạ/ha. Mô hình nuôi cá hệ VAC kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện tại xã Mường Lói, Núa Ngam, Thanh Yên đạt năng suất từ 4 – 5 tấn cá/ha/vụ, tăng 1,5 – 2 tấn/ha so với phương thức nuôi quảng canh; thu nhập bình quân đạt 80 – 110 triệu đồng/ha.

Sản phẩm cá đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không có dư lượng kháng sinh, hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng… Từ những mô hình thử nghiệm hiệu quả, nhiều hộ dân sau khi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đã mạnh dạn đầu tư phương tiện, xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất để vươn lên làm giàu.

Ông Cà Văn Hương, đội 9, xã Thanh Yên là một trong những người tham gia mô hình nuôi cá hệ VAC cho biết: Năm 2013, gia đình tôi đã tham gia mô hình do Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện triển khai với các loại cá trắm cỏ, chép, mè, rô phi.

Qua một thời gian nuôi, tôi thấy mô hình giảm được công chăm sóc, cá ít bị dịch bệnh, tận dụng được nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp. Sau khi mô hình kết thúc, với kinh nghiệm học hỏi được, tôi tiếp tục đầu tư mua cá giống về nuôi theo mô hình này trên diện tích hơn 3.000m2 ao. Vụ cá vừa rồi, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi được 8 triệu đồng.

Cùng với việc xây dựng các mô hình thâm canh cây trồng, vật nuôi, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên phối hợp với Ban Quản lý Dự án JICA xây dựng thí nghiệm sản xuất đối với cây lúa, ngô như: Thí nghiệm về mật độ (sạ hàng, cấy mạ khay), thí nghiệm các công thức bón phân, phòng trừ dịch bệnh... để đánh giá ưu, nhược điểm, vấn đề sinh trưởng của cây trồng tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên tiếp tục theo dõi, tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc năm thứ 2, thứ 3 cho các mô hình cây ăn quả đã thực hiện những năm trước, như: Mô hình trồng thanh long đỏ tại xã Thanh Yên; Mô hình trồng chanh, bưởi Diễn tại xã Thanh An; Mô hình nuôi cá hệ VAC tại Thanh Yên, Thanh An, Mường Phăng, Thanh Hưng; Mô hình hỗ trợ máy móc, công cụ sản xuất tại xã Thanh Xương…


Có thể bạn quan tâm

Chuyện Chuyện "Con Tôm Bạc Tỷ" Ở Long An

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ tiền xây dựng ao lắng cho người nuôi tôm. Theo đó, những hộ xây dựng ao lắng mới sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng/ha, 35 triệu đồng/ha cho những hộ thực hiện cải tạo lại ao với điều kiện các hộ phải trong tổ hợp tác, liên kết.

12/01/2015
Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản

Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

12/01/2015
Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Ghép Tôm Thẻ Chân Trắng Với Cá Rô Phi” Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Ghép Tôm Thẻ Chân Trắng Với Cá Rô Phi”

Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.

12/01/2015
Thủy Sản Quảng Ngãi Một Năm Bội Thu Thủy Sản Quảng Ngãi Một Năm Bội Thu

Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.

12/01/2015
Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh

Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

12/01/2015