Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.
Tháng 10-2013, Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp với UBND xã Nhân Lý triển khai mô hình nuôi cá chép vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, với diện tích 3,8 ha, gồm 70 hộ gia đình trên địa bàn 3 thôn Đồng Cọ, Chản và thôn Ba Hai tham gia. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.
Trung tâm Thủy sản tỉnh đã hỗ trợ bà con về con giống, Chi cục Thủy sản tỉnh tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Kết quả bước đầu cho thấy, người nông dân có thu nhập cao và có thêm kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá ruộng vụ đông có chi phí thấp, tốn ít công lao động, có khả năng diệt được mầm mống sâu bệnh, làm hoai mục gốc rạ, phục vụ cho sản xuất vụ xuân.
Ông Phạm Văn Thỉnh, thôn Chản cho biết, sau 3 tháng triển khai, đàn cá của gia đình phát triển tốt, từ 7 kg với 350 con cá giống ban đầu đến nay gia đình đã thu về hơn 50 kg cá, trung bình đạt từ 180 - 250 g/con. Thu hoạch xong cá trên ruộng, gia đình không bán luôn mà lấy đó làm cá giống để thả vào 2 sào ao của gia đình để nuôi tiếp.
Với giá cá giống trên thị trường hiện nay từ 60.000 - 70.000 đồng/kg như hiện nay thì hơn 1 sào cá chép trên ruộng cho gia đình thu lãi gần 3 triệu đồng. Vụ đông 2014, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và vận động bà con trong thôn cùng làm để dần hình thành nên vùng sản xuất hàng hóa.
Từ kết quả nuôi cá chép ruộng vụ đông 2014, xã Nhân Lý tiếp tục triển khai nhân rộng trong những vụ tiếp theo, phấn đấu mở rộng diện tích lên 10 ha ở 100% thôn, bản trên địa bàn xã, coi đây là một vụ sản xuất chính trong năm, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Related news

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.

Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, ý thức của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Trần Văn Thời từng bước được nâng lên. Đến nay, có 11/11 xã phê duyệt xong đồ án quy hoạch, có 3 xã đạt trên 5 tiêu chí, 2 xã đạt 4 tiêu chí, số còn lại đều đạt 3 tiêu chí.

Sáng ngày 23/6, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại (Mitraco) Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành Trung tâm lợn giống chất lượng cao Phú Lộc - Can Lộc. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đến dự.

Từ đơn vị xã khó khăn sau chia tách, Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi ngày nay đã và đang hoàn thành nhiều tiêu chí kinh tế, xã hội quan trọng, đời sống nhân dân dần ổn định.