Nuôi Cá Chẽm Lãi Cao
Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.
Năm 2012, anh Nguyễn Thanh Xuân ở ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh thất bại nuôi tôm sú nên chuyển sang nuôi 2.000 con cá chẽm từ nguồn giống nhân tạo. Sau 7 tháng thả nuôi, bằng hình thức thu tỉa, anh thu được hơn 1 tấn cá thương phẩm, bán với giá 60.000 đ/kg, trừ chi phí lãi trên 20 triệu.
Anh Xuân cho biết, cá chẽm rất dữ, không nên nuôi chung với các loại cá khác. Nuôi cá chẽm ít xảy ra dịch bệnh, thời điểm nuôi thường vào đầu mùa mưa sẽ cho hiệu quả cao. Ao nuôi cá phải có độ sâu khoảng 1,5 m đổ lại và đặc biệt là luôn thay nước; trước khi nuôi cần vệ sinh ao nuôi sạch sẽ và độ pH trong môi trường cá sống từ 7,5 - 8,5.
Còn anh Võ Văn Tình ở ấp Tân Long, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) sau 8 tháng thả nuôi đã thu hoạch gần 1,2 tấn cá thương phẩm. Với giá bán trung bình từ 60.000 - 100.000 đ/kg lãi hơn 30 triệu đồng.
Anh Tình chia sẻ: Thông thường mật độ nuôi từ 4.000 - 5.000 con/ha. 1 tháng đầu sau khi thả giống, là giai đoạn chăm sóc đặc biệt, con giống được vèo trong lưới mùng ở một góc ao. Sau một thời gian thì thả ra ao nuôi.
Nên thả chà trong ao để tạo bóng râm cho cá cư trú. Thức ăn khá đơn giản, là nguồn cá tạp trong vuông tôm, người nuôi chủ yếu “lấy công làm lời”. Muốn thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của cá, cần bổ sung các loại thức ăn như tấm, cám, ốc… nấu thành hỗn hợp cho ăn.
Có thể bạn quan tâm
Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng
Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.
Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.
Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vườn trại để nuôi động vật hoang dã. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn là cách để giảm áp lực việc săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.