Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân xã Liên Nghĩa thành triệu phú nhờ nghề ươm cây giống

Nông dân xã Liên Nghĩa thành triệu phú nhờ nghề ươm cây giống
Ngày đăng: 25/08/2015

Xã Liên Nghĩa có tổng diện tích đất trên 614ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 305ha. Cách đây khoảng 20 năm, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng của tỉnh, xã đã đi đầu trong phong trào trồng cây ăn quả với các loại cây như: cam đường canh, cam Vinh, bưởi Diễn, táo…

Từ năm 2005, nhận thấy nhu cầu lớn về giống cây ăn quả trên thị trường, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư ươm trồng các loại giống cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định.

Đến nay, toàn xã có khoảng 150 hộ dân làm nghề ươm cây giống với diện tích trên 42 mẫu, chủ yếu tập trung ở thôn Đan Kim và thôn CD Quán Trạch. Hộ có diện tích ươm cây giống ít thì khoảng 0,5 sào, hộ trồng nhiều lên đến 5 – 6 sào, thậm chí hàng mẫu như: gia đình anh Nguyễn Văn Uy, Nguyễn Công Binh, Ngô Văn Phong ở thôn Quán Trạch, hộ gia đình anh Phan Văn Têm, Phan Văn Hùng ở thôn Đan Kim…

Các loại cây giống được người dân ở đây ươm trồng cũng rất đa dạng, phong phú như: cam đường canh, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, chanh đào, táo Đài Loan, xoài, hồng xiêm, ổi, nhãn…

Nghề ươm cây giống không tốn nhiều diện tích đất và chi phí đầu tư không quá lớn. Tuy nhiên, quy trình ươm cây giống phức tạp nên đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật gieo hạt, cắt, ghép mắt cây và phải chăm sóc tỉ mỉ thì cây mới sinh trưởng, phát triển tốt. Để ươm ra 1 cây giống tốt, khỏe mạnh phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại đòi hỏi người làm nghề có một kỹ thuật nhất định. Trung bình mỗi sào ruộng người dân có thể ươm khoảng 1,7 vạn cây giống. Thời gian từ lúc ươm hạt đến khi ra cây giống để bán mất khoảng 1 năm. Thông thường từ tháng 8 (âm lịch) năm trước đến tháng 2 (âm lịch) năm sau là thời điểm thích hợp để trồng cây nên thương lái cũng tập trung đến mua cây giống trong khoảng thời gian này.

Nhờ nắm vững kỹ thuật nên các vườn cây giống của Liên Nghĩa là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng khắp nơi trong tỉnh và nhiều tỉnh khác. Hiện nay, với giá bán cây giống dao động từ 8.000 – 25.000 đồng/cây, mỗi sào ươm cây giống có thể mang lại thu nhập cho người trồng khoảng 70 – 100 triệu đồng/năm, sau khi trừ mọi chi phí có thể cho lãi từ 35 – 50 triệu đồng/sào/năm.

Anh Nguyễn Đăng Anh ở thôn Đan Kim là một trong những nông dân đầu tiên trong xã làm nghề ươm cây giống. Từ 1 sào cây bưởi Diễn và cây táo giống ban đầu, đến nay, gia đình anh có 5 sào ươm cây giống với tổng số trên 6 vạn cây.

Chia sẻ về kinh nghiệm ươm cây giống, anh cho biết: Nghề ươm cây giống không tốn nhiều chi phí, tuy nhiên người trồng phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, ruộng ươm cây giống phải cao ráo, dễ thoát nước; hạt giống phải chọn hạt mẩy, đều, phôi tốt; khi chọn mắt ghép cho cây giống phải chọn mắt ghép sạch bệnh. Giai đoạn nuôi cây phải luôn giữ độ ẩm cho cây, sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân bón NPK để chăm bón và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Với cách làm này không chỉ giúp cho cây giống tươi tốt, lá xanh đều, hạn chế sâu bệnh mà còn đáp ứng được nhu cầu về giống cây sạch bệnh của khách hàng.

Đến thăm quan mô hình ươm cây giống nhà anh Phan Văn Têm ở thôn Đan Kim chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô vườn ươm. Gia đình anh Têm hiện là một trong những hộ có diện tích ươm cây giống lớn nhất trong xã với 1,2 mẫu.

Anh Têm cho biết: “Những năm gần đây, thị trường cây giống ổn định nên cây giống chúng tôi làm ra đến đâu được thương lái mua hết đến đó. Với giá bán cây giống trung bình từ 8.000 – 9.000 đồng/cây cam, bưởi; 15.000 đồng/cây nhãn; 8.000 – 10.000 đồng/cây ổi; 20.000 – 25.000 đồng/cây hồng xiêm; 15.000 – 20.000 đồng/cây xoài… sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm nghề ươm cây giống mang lại cho gia đình tôi thu nhập từ 70 – 100 triệu đồng/sào, sau khi trừ mọi chi phí cho lãi khoảng 50 triệu đồng/sào/năm”.

Ông Lý Văn Điển, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Nghĩa cho biết: Nghề ươm cây giống tại Liên Nghĩa đã có từ khá lâu và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Mỗi năm, nghề ươm cây giống mang lại lợi nhuận từ 15 - 20 tỷ đồng cho người dân trong xã và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ nghề ươm cây giống. Để nghề ươm giống cây phát triển hơn nữa, hàng năm xã thường tổ chức 7 – 10 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ươm, chăm sóc cây giống và tạo điều kiện để người dân được vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng diện tích ươm cây giống”.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng Nuôi Tằm Theo Công Nghệ Mới Lâm Đồng Nuôi Tằm Theo Công Nghệ Mới

Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.

25/04/2014
Vốn Chính Sách + Nấm = Thoát Nghèo Vốn Chính Sách + Nấm = Thoát Nghèo

Từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân (ND) xã Hòa Tiến đã hình thành nên những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp vượt qua khó khăn, thoát đói nghèo.

25/04/2014
Để Lúa Hè Thu Bội Thu Để Lúa Hè Thu Bội Thu

Tuy nhiên, lượng phân bón còn tùy thuộc loại phân và các điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng, mùa vụ, giống lúa, màu sắc lá lúa, tình hình sâu bệnh...

25/04/2014
Luân Canh Lúa Ngô Đem Lại Thu Nhập Cao Hơn Luân Canh Lúa Ngô Đem Lại Thu Nhập Cao Hơn

Thay vì trồng 3 vụ lúa/năm, ở một số nơi bà con đã áp dụng giải pháp luân canh lúa- ngô, nhờ thế mỗi ha trồng ngô có thể cho thu 40 triệu đồng/ha.

25/04/2014
Khó Quản Lý Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón Khó Quản Lý Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón

Sáng qua (24.4), Sở NNPTNT Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo bàn về vấn đề “Tăng cường công tác quản lý sử dụng giống cây trồng, phân bón trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

25/04/2014