Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô góp phần đa dạng hóa cây trồng

Chuối Nam Mỹ rất dễ trồng, ít kén đất, chịu được vùng đất nhiễm phèn mặn. Thời gian cho thu hoạch khoảng 12 tháng (trồng bằng cây giống nuôi cấy mô), cây sinh trưởng nhanh, khỏe và ít bệnh, năng suất bình quân từ 35 - 40kg/quày chuối, khi chín quả có màu vàng ươm, có mùi thơm và dẻo. Hiện nay, chuối già Nam Mỹ được bán trong hệ thống siêu thị với giá trên 25 ngàn đồng/kg, cao hơn nhiều so với các giống chuối khác nhưng người tiêu dùng vẫn quan tâm và chọn mua. 1ha trồng chuối Nam Mỹ với khoảng 2 ngàn cây (có mật độ trồng 2 x 2,5m), thu hoạch có thể lên đến 70 - 80 tấn chuối. Ước tính với giá thu mua tại vườn là 5 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Với hiệu quả thực tế trên, cùng với thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa được mở rộng, dự báo cây chuối Nam Mỹ sẽ có khả năng phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, việc chuyển đổi sang giống cây trồng này là một hướng đi đúng cho xã An Phước.
Mô hình được thực hiện dựa trên kết quả của đề tài “Nuôi cấy mô cây chuối già Nam Mỹ” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bến Tre thực hiện. Trung tâm trực tiếp chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối già Nam Mỹ cấy mô cho hộ dân tham gia mô hình. Ngoài giống chuối già Nam Mỹ, trung tâm còn sản xuất giống chuối tiêu và một số loại hoa khác bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN của tỉnh đầu tư, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Châu Thành chủ trì phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bến Tre thực hiện, triển khai mô hình vào tháng 11-2014. Mô hình có mật độ trồng 200 cây/1.000m2, tổng số cây giống là 1 ngàn cây. Kết quả sau khi đầu tư đã thu lãi khoảng 105 triệu đồng/ha.
Mô hình bước đầu đạt được mục tiêu chung, đó là góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của nông dân trong xã, phục vụ mục tiêu phát triển giống cây trồng, vật nuôi mới thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Ban chủ nhiệm mô hình đã tổ chức 1 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật có trên 40 hộ dân trên địa bàn xã tham dự. Mô hình đã góp phần hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đa dạng hóa cây trồng tại địa phương.
Đây là mô hình mới, cây chuối là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, có hiệu quả kinh tế ước tính khá cao; mô hình có tính khả thi, có khả năng nhân rộng ra các xã lân cận có cùng điều kiện. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân của chính quyền địa phương bằng mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô là có thể thực hiện được.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người cho rằng vịt trời là “của trời”, là giống hoang dã không thể thuần. Thế nhưng gia đình chị Vũ Thị Huyền, một trong những hộ đầu tiên ở TP Hạ Long đã thành công trong mô hình chăn nuôi vịt trời, đem lại thu nhập hàng chục triệu/tháng...

Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.