Nuôi Cá Bống Bớp (Cá Thòi Lòi) Kết Hợp Với Rong Biển
Với mong muốn hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả tránh rét và tỉ lệ sống của cá bống bớp, kỹ sư Cao Thị Nga cùng đồng nghiệp trong Phòng nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định đã đưa ra sáng kiến sử dụng rong bún nuôi kết hợp với loài cá đặc sản có khả năng chịu rét kém này.
Sáng kiến mang tên "Cải tiến kỹ thuật nuôi cá bống bớp qua đông" của chị vừa đạt giải nhì trong Hội thi sáng tạo cấp tỉnh năm 2010 - 2011 Nam Định.
Theo kỹ sư Nga, tại Nam Định, thực tế tại nhiều địa phương phía Bắc khi nuôi cá bống bớp thường dùng phên nứa để che đắp bờ, dùng ống nước cắt ngắn để thả xuống đáy làm nơi trú ẩn cho cá. Cách làm này có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị, chi phí ống nhựa cao nhưng có thể sử dụng lại. Tuy nhiên với thời tiết quá lạnh như thời gian đầu tháng 1/2011 thì các biện pháp này không mấy hiệu quả, nước ao nuôi vẫn bị hạ thấp, cá nuôi không có nơi trú ẩn nên bị chết hàng loạt. Bên cạnh đó, phên nứa lại dễ bị thối hỏng, hiệu quả giảm và gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình nuôi động vật thủy sản quảng canh, rong biển vẫn phát triển tự nhiên trong ao, cá tôm có thể trú tại các búi rong. Nhận thấy, nuôi trồng thủy sản kết hợp thả rong biển có thể đạt hiệu quả cao, nên chị thử dùng rong biển (loại rong bún) làm nơi trú rét cho cá bống bớp khi nuôi qua đông tại xã Nam Điền (Nghĩa Hưng).
Các bước trong quy trình nuôi của ao thử nghiệm cũng được chị áp dụng giống như đối với ao nuôi đối chứng (sử dụng các biện pháp tránh rét cho cá như trước đây). Điểm khác biệt là ở phần cải tạo ao và các biện pháp chống rét. Việc cải tạo ao được tiến hành bình thường nhưng thay vì dùng phên phủ lót thành ao hay tu sửa lại phần phên bị hỏng thì dùng bả cước từ chân lòng ao lên đến hết bờ ngập nước, sau đó phủ đất lên để tránh tình trạng cá đào hang xuyên bờ đi mất. Mùa đông, vẫn che chắn gió bằng bạt ở bờ ao nhưng dùng thêm rong làm nơi trú cho cá trong ao.
Kiểm tra tỷ lệ sống của cá trong quá trình nuôi ở 2 ao cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở ao thí nghiệm đạt 90%, cao hơn 20% so với ao đối chứng. Đặc biệt, cá phát triển ổn định, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, phản xạ tốt, không bị mất nhớt, bệnh tật, dị hình.
Sau một thời gian nuôi kết hợp cho thấy môi trường nuôi không bị ô nhiễm, thay đổi do thời gian thả rong ngắn, rong chết khi kết thúc chu trình sinh trưởng. Bên cạnh đó bả cước dùng được lâu, tiết kiệm thời gian cải tạo ao. Tuy nhiên theo kỹ sư Nga, rong không được thả trong ao lẫn với cá ngay từ đầu mà chỉ thả vào mùa lạnh vì vậy không làm ảnh hưởng tới không gian sống, bắt mồi của cá.
Giải pháp này rất dễ áp dụng, giúp người nuôi tận dụng nguồn rong sẵn có tại địa phương nên chi phí chuẩn bị thấp. Người nuôi cũng có thể thay rong bún bằng loài rong khác có sẵn tại vùng nuôi hay kết hợp các loài khác để đạt hiệu quả cao nhất.
Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò
Có thể bạn quan tâm
Quảng Nam, Nghệ An, Nam Định đã đưa vào sử dụng máy bẫy đèn, hoạt động hoàn toàn tự động nhằm theo dõi dịch hại di cư trên lúa.
Đang dạy ngon lành ở Trường Tiểu học Giai Xuân 1, đùng cái, ông Nguyễn Thanh Xuân, ấp Thới An B, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ xin nghỉ về làm vườn khiến bạn bè, đồng nghiệp ngỡ ngàng. Rồi ND Xuân trở thành tỷ và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích SXKD giỏi.
Chuyện thật như đùa này xảy ra ở nhiều vùng nông thôn tỉnh Phú Yên. Nhiều người dân đang khóc dở, mếu dở khi trồng cà dĩa nhưng khi thu hoạch thì không biết là trái cà gì.
Vụ mùa năm nay, người dân ở thôn Mịn To, xã Trù Hựu (Lục Ngạn- Bắc Giang) đã có nguồn thu bạc tỷ từ củ đậu. Chúng tôi về thăm cánh đồng thôn Mịn To đúng dịp bà con đang tất bật thu hoạch cây củ đậu để tiếp tục làm đất sản xuất vụ đông
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh, đã có 94,5 ha diện tích tôm bị dịch bệnh, tăng 61,1 ha so với cùng kỳ và chiếm 5% diện tích tôm thả nuôi toàn tỉnh. Trong đó, bệnh do vi-rút đốm trắng 21,5 ha và bệnh do môi trường 73 ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Hoài Nhơn và Tuy Phước.