Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò - Mô Hình Thoát Nghèo Bền Vững

Nuôi Bò - Mô Hình Thoát Nghèo Bền Vững
Ngày đăng: 17/10/2013

Thời gian qua, mô hình nuôi bò là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả của nhiều bà con nông dân xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo - Tiền Giang).

Dẫn chúng tôi đi thăm các hộ chăn nuôi bò, chú Trương Văn Thử, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Khoảng vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong xã đã được hội hỗ trợ vốn để đầu tư nuôi bò, có hộ nuôi từ vài con, nay phát triển đàn lên hàng chục con, cuộc sống khá lên…”. Đàn bò sữa 8 con của gia đình chú Lê Văn Bé Ba (ấp Bình An), con nào cũng to béo. Chú Bé Ba đã lên tận Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) mua một con bò nái về nuôi, nếu đẻ bò cái thì để nuôi. Nay đàn bò của gia đình chú được 8 con.

Chú Bé Ba là thương binh, được công nhận là “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” các cấp. “Nuôi bò sữa chủ yếu bỏ công cắt cỏ, vắt sữa. Chú thuê 2 công ruộng để trồng cỏ và chất vựa rơm để có đủ nguồn thức ăn cho bò. Với 8 con bò sữa nái, trong đó có 7 con đang mang bầu, mỗi ngày cho trên 100 kg sữa, trung bình 14 ngàn đồng/kg” - chú vui vẻ cho biết.

Thông qua mô hình này, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo bền vững như: Hộ chú Huỳnh Văn Tư và hộ chú Nguyễn Văn Thắm (cùng ngụ ấp Bình Thành), thoát nghèo năm 2012…Còn theo chú Phạm Văn Minh ngụ ấp Bình An, là Tổ trưởng vay vốn cho biết: “Trong tổ của chú có 52 người vay để nuôi bò từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT”.

Theo chú Trương Văn Thử, hiện toàn xã có 450 hộ nuôi 1.000 con bò thịt và trên 300 con bò sữa. Trong 3 năm gần đây đã giải ngân hơn 700 triệu đồng giúp nông dân thực hiện dự án nuôi bò gia đình. Thông qua mô hình này đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 3,78% và đang làm thủ tục thoát nghèo cho 12 hộ.

Về lâu dài, xã sẽ tìm thêm nguồn vốn vay ưu đãi để tiếp tục phát triển mô hình nuôi bò, từng bước phát triển nhiều giống bò cao sản, nâng quy mô lẫn chất lượng đàn bò, nhằm tạo điều kiện cho người dân mau chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.


Có thể bạn quan tâm

Người Dân Phấn Khởi Vì Cà Phê Trúng Mùa, Được Giá Người Dân Phấn Khởi Vì Cà Phê Trúng Mùa, Được Giá

Từ giữa tháng 10 đến nay, gia đình ông Cao Văn Nam ở thôn 6, xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đang tất bật với công việc thu hoạch cà phê. Sau một năm vất vả chăm sóc, đến nay, gia đình ông ai cũng phấn khởi vì năm nay cà phê không những trúng mùa mà giá cả còn ổn định ở mức trên 41.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với vụ trước.

26/11/2014
Đổ Bỏ Hàng Trăm Tấn, Giá Cà Chua Tăng Vọt, Nông Dân... Chẳng Còn Gì Để Bán Đổ Bỏ Hàng Trăm Tấn, Giá Cà Chua Tăng Vọt, Nông Dân... Chẳng Còn Gì Để Bán

Trước đó, khi cà chua ở Lâm Đồng (chủ yếu ở huyện Đơn Dương) vào chính vụ thì giá mặt hàng này lại rớt thê thảm khiến hàng trăm tấn cà chua bị nông dân mang đi đổ.

19/06/2014
Tiếp Tục Đẩy Mạnh Phát Triển Các Loại Cây Trồng Chủ Lực Tiếp Tục Đẩy Mạnh Phát Triển Các Loại Cây Trồng Chủ Lực

Ngày 25-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) để nghe báo cáo về Chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

26/11/2014
Chuyển Giao 2.000 Cây Hoa Chuông Cấy Mô Cho Nông Dân Chuyển Giao 2.000 Cây Hoa Chuông Cấy Mô Cho Nông Dân

Trại giống Tân Khánh Đông - TP.Sa Đéc vừa phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) thành phố chuyển giao 2.000 cây hoa chuông cấy mô (còn gọi là hoa phú quý, tử la lan) cho 8 nông dân khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông trồng thử nghiệm năm đầu tiên. Nguồn kinh phí do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ.

26/11/2014
Tam Nông Thu Hoạch Cá Lóc Mùa Lũ Tam Nông Thu Hoạch Cá Lóc Mùa Lũ

Hiện nay, nông dân nuôi cá lóc tại các xã: Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, Tân Công Sính của huyện Tam Nông đã bắt đầu thu hoạch vụ nuôi cá mùa lũ năm 2014.

26/11/2014