Nuôi Bò - Mô Hình Thoát Nghèo Bền Vững
Thời gian qua, mô hình nuôi bò là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả của nhiều bà con nông dân xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo - Tiền Giang).
Dẫn chúng tôi đi thăm các hộ chăn nuôi bò, chú Trương Văn Thử, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Khoảng vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong xã đã được hội hỗ trợ vốn để đầu tư nuôi bò, có hộ nuôi từ vài con, nay phát triển đàn lên hàng chục con, cuộc sống khá lên…”. Đàn bò sữa 8 con của gia đình chú Lê Văn Bé Ba (ấp Bình An), con nào cũng to béo. Chú Bé Ba đã lên tận Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) mua một con bò nái về nuôi, nếu đẻ bò cái thì để nuôi. Nay đàn bò của gia đình chú được 8 con.
Chú Bé Ba là thương binh, được công nhận là “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” các cấp. “Nuôi bò sữa chủ yếu bỏ công cắt cỏ, vắt sữa. Chú thuê 2 công ruộng để trồng cỏ và chất vựa rơm để có đủ nguồn thức ăn cho bò. Với 8 con bò sữa nái, trong đó có 7 con đang mang bầu, mỗi ngày cho trên 100 kg sữa, trung bình 14 ngàn đồng/kg” - chú vui vẻ cho biết.
Thông qua mô hình này, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo bền vững như: Hộ chú Huỳnh Văn Tư và hộ chú Nguyễn Văn Thắm (cùng ngụ ấp Bình Thành), thoát nghèo năm 2012…Còn theo chú Phạm Văn Minh ngụ ấp Bình An, là Tổ trưởng vay vốn cho biết: “Trong tổ của chú có 52 người vay để nuôi bò từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT”.
Theo chú Trương Văn Thử, hiện toàn xã có 450 hộ nuôi 1.000 con bò thịt và trên 300 con bò sữa. Trong 3 năm gần đây đã giải ngân hơn 700 triệu đồng giúp nông dân thực hiện dự án nuôi bò gia đình. Thông qua mô hình này đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 3,78% và đang làm thủ tục thoát nghèo cho 12 hộ.
Về lâu dài, xã sẽ tìm thêm nguồn vốn vay ưu đãi để tiếp tục phát triển mô hình nuôi bò, từng bước phát triển nhiều giống bò cao sản, nâng quy mô lẫn chất lượng đàn bò, nhằm tạo điều kiện cho người dân mau chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Related news
Yên lập có diện tích 43.783 ha; dân số trên 83 nghìn người; 17 đơn vị hành chính (trong đó có một thị trấn); 17 dân tộc anh em sinh sống. Từ bao đời nay người dân Yên Lập luôn đoàn kết, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng dũng cảm trong chiến đấu.
Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.
Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…
Nhiều năm nay, người dân thôn Nam Xuân Đức, Bích La Trung và bản Hà, Lệt phải sống trong bầu không khí ô nhiễm do chất thải từ trang trại nuôi gần 1.000 con lợn của Hợp tác xã Tiến Đạt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, trở thành nỗi ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ.
Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.