Nuôi Artemia Trong Ruộng Muối Cho Hiệu Quả Cao
"Diêm dân có thu nhập hơn 16 triệu đồng/tháng từ mô hình nuôi Artemia", đó là kết luận của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Trung tâm Ứng dựng và chuyển giao công nghệ thủy sản (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) tại Hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình nuôi Artemia”.
Hội thảo diễn ra tại Trường Đại học Cần Thơ, ngày 11/12, với sự tham gia của Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Phó Thống đốc tỉnh Đông Flanders (Bỉ), lãnh đạo của hai trường Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent (Bỉ). Đây là đề tài nghiên cứu nằm trong chương trình hợp tác giữa Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent.
Artemia là một loại giáp xác kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn. Artemia có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.
Một kg trứng Artemia sấy khô có giá khoảng 250 đô la Mỹ. Artemia mang lại lợi nhuận kinh tế cao, lại rất phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là một vùng tiếp giáp biển. Vì thế mùa khô diêm dân làm muối, mùa mưa tận dụng luôn những ruộng muối ấy để nuôi Artemia mà không cần cải tạo lại ruộng.
Tại Hội thảo, Giáo sư Patrick Sorgeloos (Đại học Ghent) đưa ra kết quả đánh giá: Nếu như đầu thập niên 80, thu nhập của mỗi diêm dân Vĩnh Châu chỉ khoảng 30 đô la Mỹ/tháng, đời sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thì nay nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi Artemia, diêm dân đã có thể có 715 đô la Mỹ/tháng.
Các đoàn chuyên gia của Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent thường xuyên xuống địa bàn để kiểm tra và hướng dẫn diêm dân các qui trình thả giống, ngừa bệnh cho con giống, thu hoạch và sơ chế thành phẩm.
Giáo sư Lê Việt Dũng, Hiệu Phó Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Hiện rất nhiều đối tác ở Ấn Độ, Kenya , Sri-Lanka... đã cử chuyên gia sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm để triển khai mô hình nuôi Artemia.
Có thể bạn quan tâm
Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2013, cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó vùng có đàn gia cầm lớn nhất là ĐBSH với hơn 85 triệu con; tiếp đến là ĐBSCL 58,7 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm hiện nay chủ yếu theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và định hướng thị trường.
Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).
Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.
Hơn 150 con bò sữa nhập ngoại cùng hơn 2 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ phát triển đã được đổ về thí điểm ở 4 huyện gồm Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Đến năm 2006, đàn bò sữa ở Hà Nam đã có lúc tăng lên gần 400 con.