Nước mặn tấn công sớm hơn 10.000ha lúa ảnh hưởng

Trên hệ thống sông Cửu Long, dự báo độ mặn cao nhất cao nhất năm khả năng xuất hiện trong tháng 3.2016, ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn độ mặn cao nhất mùa khô năm 2015, cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn độ mặn năm 2015.
Người dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nạo vét kênh mương nội đồng để trữ ngọt và ngăn mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ông Lê Phước Đại - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang cho biết, từ giữa tháng 3 năm 2015, tình trạng xâm nhập mặn đến sớm, lấn sâu vào đất liền khiến 5.000/75.000ha lúa của địa phương này bị nhiễm mặn.
Không chỉ vậy, từ ngày 15 đến 30.7 nước mặn tràn lên huyện Phụng Hiệp làm một số nhà máy xử lý nước không thể xử lý được nước ngọt, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt trong vùng.
Còn tại Bến Tre, ông Nguyễn Văn Ngân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bến Tre cũng cho biết, đã có ít nhất 6.500ha lúa và 3,5ha hoa màu trong tỉnh bị ảnh hưởng bởi tình trạng mặn đến sớm trong năm 2015, hàng ngàn người dân sống ven biển các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú luôn trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.
Đến nay, Bến Tre vẫn còn nhiều công trình chưa được đầu tư nhằm khép kín hệ thống thủy lợi khu vực Bắc Bến Tre và một số cống lớn ở phía Nam Mỏ Cày, Ba Tri, Thạnh Phú.
Do đó, nếu mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền, hậu quả cho đời sống, sản xuất của người dân vùng này là không thể đo lường được.
Trước những dự báo về tình trạng khắc nghiệt của thời tiết trong năm tới, ông Lê Mạnh Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi yêu cầu các tỉnh sớm có phương án đối phó, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Ông Hùng cũng yêu cầu Viện Nghiên cứu thủy lợi miền Nam nghiên cứu thay thế những công trình thủy lợi đã cũ, lỗi thời bằng công nghệ mới, tiên tiến, tăng hiệu quả tưới, tiêu, phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

Hiện, huyện Bắc Hà đã gieo trực tiếp được 19,3 ha cây đương quy tại các xã: Nậm Mòn (6ha), Na Hối (5ha), Tà Chải (2ha), Lùng Phình (5ha), Bản Già (1,3ha). Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện đã gieo ươm được hơn 1,3 triệu cây đương quy giống, đủ trồng diện tích còn lại trong thời gian tới.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 1991, diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 100ha. Đến nay con số này đạt trên 600.000 ha. Cũng theo báo cáo sơ kết mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.

Năm nào cũng thế, cứ đến mùng 7 Tết là làng nghề trồng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam) lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu bông. Dù là hội làng nhưng năm nào du khách cũng đến đông nghịt. Chính vì thế, là làng nghề chuyên làm nông nhưng nay người dân trong làng lại làm giàu bằng... du lịch.