Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Nuôi Lợn Theo Mô Hình Khép Kín

Hiệu Quả Nuôi Lợn Theo Mô Hình Khép Kín
Ngày đăng: 27/06/2012

Hiện nay khi tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi thì việc vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh càng được các hộ chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Và nuôi lợn theo mô hình khép kín của gia đình anh Bùi Danh Dự, phố Chu Văn An, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) là một ví dụ điển hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho vật nuôi.

Trước đây, cũng giống như bao hộ gia đình khác, gia đình anh Dự nuôi lợn theo qui mô nhỏ lẻ manh mún. Song nhận thấy hiệu quả sản xuất chưa cao và việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường hơn nữa khả năng mắc bệnh dịch của lợn tương đối cao, đầu năm 2007, gia đình anh đã vay vốn, mạnh dạn đầu tư xây dựng khu chăn nuôi khép kín. Khu chuồng trại của gia đình anh có diện tích khoảng 800 m2, chia làm 3 khu, được bố trí một cách khoa học phù hợp với lứa tuổi của đàn lợn, bao gồm khu chăn nuôi lợn nái sinh sản, khu lợn con và sau cùng là khu nuôi lợn thịt. Khu chuồng trại được che kín xung quanh bằng tường xi măng và các tấm nilon có thể cuốn lên hay hạ xuống đảm bảo độ sáng cần thiết cho lợn. Chuồng trại xây dựng mát mẻ, thông thoáng và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, phun hoá chất khử trùng tiêu độc, cách li với môi trường xung quanh. Đặc biệt không có mùi hôi đặc trưng của một trại lợn cũng không có ruồi nhặng và côn trùng gây hại. Anh Dự cho biết: Chăn nuôi quan trọng nhất là phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn, 
thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra thú y và giữ cho nhiệt độ của chuồng lợn hợp lý. Chính vì vậy gia đình tôi đã chủ động tìm hiểu qua sách báo và sự hướng dẫn của nhân viên thú y để đảm bảo môi trường chăn nuôi an toàn, tiêm ngừa dịch bệnh cho lợn đúng thời điểm và liều lượng. Kể từ năm 2007 đến nay, gia đình anh Dự thường xuyên duy trì 18 con lợn nái sinh sản lấy lợn con giống để nuôi thương phẩm. Các lứa lợn con được sinh ra gối nhau nên chuồng nuôi lợn thương phẩm nhà anh lúc nào cũng có khoảng 100 - 200 con. Với qui mô chăn nuôi khá lớn như vậy nhưng mọi công việc từ cho ăn, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng… đều do hai vợ chồng anh Dự tự tay đảm nhận mà không thuê mướn thêm nhân công. Nhờ mạnh dạn áp dụng đúng qui trình kĩ thuật cùng với những kinh nghiệm tích luỹ và sự cần cù nên đàn lợn nuôi của gia đình anh chưa bao giờ bị mắc bệnh, bình quân mỗi năm cho thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

Cùng với đó, để tạo khí đốt cho gia đình, tiết kiệm chi phí, tận dụng chất thải đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, được sự hướng dẫn và hỗ trợ của huyện, gia đình anh đầu tư lắp đặt hệ thống biogas gồm hai hầm chứa thể tích 30 m3 mỗi hầm phía sau chuồng trại. Chỉ với trên 15 triệu đồng cho hệ thống biogas cùng vài cải tiến nhỏ, anh Dự đã đạt được thành công ngoài dự kiến, phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong gia đình. Việc sử dụng hầm biogas cũng đã tiết kiệm cho gia đình anh từ vài triệu đồng mỗi tháng so với việc dùng gas mà vẫn an toàn và hiệu quả.

Chia sẻ về việc tiêu thụ sản phẩm, anh Dự cho biết: Thức ăn chăn nuôi lợn của gia đình chủ yếu bằng cám, ngô, khoai, rau… không có thuốc tăng trọng hay các chất tạo nạc, lợn thường xuyên được tiêm phòng cẩn thận nên chúng khoẻ mạnh, thịt lợn chắc. Do đó khi đàn lợn được xuất bán, thường đạt bình quân 95 kg – 100 kg/con, gia đình tôi chỉ cần gọi điện là tư thương đánh ô tô đến tận nhà để thu mua. Nhận thấy, mô hình chăn nuôi khép kín của gia đình vừa đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, vừa phòng ngừa dịch bệnh đem lại hiệu quả cao, nên gia đình tôi đã vận động nhân rộng cho các hội viên trong CLB chăn nuôi trong thị trấn thực hiện.

Với diễn biến phức tạp của bệnh dịch như hiện nay, mô hình chăn nuôi khép kín như của gia đình anh Dự là một trong những giải pháp giúp người chăn nuôi giảm bớt rủi ro bệnh dịch cho đàn vật nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Trên Lưng “Tử Thần” Làm Giàu Trên Lưng “Tử Thần”

Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.

06/09/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

29/07/2013
Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.

06/09/2013
Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi

Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.

10/06/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình

Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

09/09/2013