Chăn Nuôi Quy Mô Nhỏ, Lợi Nhuận Cao

Chỉ với hơn 1.000 m2, nhưng đó là nơi cô Nguyễn Hoàng Linh (phường An Thạnh, TX.Thuận An - Bình Dương) mở mô hình nuôi gà và heo, tuy quy mô không lớn nhưng mang lại nguồn lợi nhuận khá cao.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi nghỉ hưu hai vợ chồng cô quyết định mang hết số tiền có được sau bao năm vất vả để mua heo và gà về nuôi với mong muốn tạo việc làm lúc tuổi già, vừa là để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Cô Linh tâm sự: “Lúc đầu vì thiếu vốn, mặt khác vì chưa có kinh nghiệm nên chỉ nuôi thử. Thời gian đó hai vợ chồng cũng gian nan lắm, gà và heo hay bị bệnh rồi chết, đến lúc thu hoạch lấy lại vốn không đủ”. Khó khăn là vậy nhưng với quyết tâm, một lần nữa hai vợ chồng cô quyết tâm đầu tư thêm vốn, mở rộng mô hình chăn nuôi.
Với kinh nghiệm từ những lần thất bại trước, cô Linh đã dần khắc phục được tình hình, dần dần mô hình chăn nuôi của gia đình ngày càng phát triển. Cho tới hôm nay, với kinh nghiệm gần 10 năm về chăn nuôi, trại chăn nuôi tuy nhỏ nhưng mang lại lợi nhuận khá cao. Cô Linh chia sẻ: “Nhờ có trang trại nhỏ này mà cô chú đã tạo được việc làm cho chính bản thân lúc tuổi già. Hàng ngày, hai vợ chồng thay nhau chăm sóc cho đàn lợn, đàn gà. Cũng chính nhờ công việc, hoạt động thường xuyên nên sức khỏe lúc tuổi già cũng được cải thiện đáng kể”. Hiện tại, hàng năm đàn heo của gia đình cô mang lại nguồn doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng.
Dù đã ở tuổi hưu nhưng gia đình cô luôn được công nhận là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Bên cạnh đó, gia đình cô còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.