Nữ Tướng Trồng Rau Thủy Canh

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.
Chị Hoa cho biết, năm 2010, chị tự mua ống nhựa, tấm cách nhiệt, lắp đặt dàn ống, thử nghiệm trồng rau trên diện tích 100m2. Vừa làm vừa nghiên cứu thêm tài liệu, vừa bổ sung những chỗ khiếm khuyết, sau hơn 1 năm chị đã hoàn chỉnh được hệ thống trồng rau thủy canh của mình. Sau khi trồng thử nghiệm thành công, đầu năm 2012, chị Hoa phát triển diện tích lên 2.000m2 và tung bán rau ra thị trường. Hàng ngày đều có người đến thu mua tại vườn với số lượng nhất định, nên đầu ra khá ổn định. Để đảm bảo đầu ra hàng ngày, chị Hoa trồng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi ngày chỉ thu hoạch 100kg rau, thu hoạch tới đâu, trồng lại tới đó.
Hiện nay, giá mỗi kg rau khoảng 15.000 - 17.000 đồng, sau khi trừ hết các chi phí, chị còn lãi từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày. “Hiện mình đang lập dự án vay theo nguồn vốn ưu đãi của UBND TP.HCM, thông qua Hội Nông dân để phát triển thêm 17ha trồng rau thủy canh tại huyện Củ Chi, nhằm có nguồn hàng giao cho các siêu thị” - chị Hoa thông tin. Hiện chị đã thành lập được câu lạc bộ trồng rau thủy canh ở thành phố, có trên 100 hội viên tham gia. Các hộ này chủ yếu trồng trên sân thượng, để đảm bảo nguồn rau sạch sử dụng trong gia đình.
Ông Lê Văn Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Hiệp Bình Chánh cho biết, mô hình trồng rau thủy canh của chị Hoa hay và phù hợp với chủ trương chuyển đổi nông nghiệp theo hướng đô thị của thành phố, cần được nhân rộng trong vùng. Hiện Hội đang giúp chị lập dự án vay vốn phát triển thêm diện tích trồng, nhằm đảm bảo thêm một nguồn rau sạch cho người dân thành phố.
Related news

Trang trại Hà Huy, tổ 11, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) vừa được Trung tâm Chất lượng nông, lâm – thủy sản (NL–TS) vùng 1 (Cục Quản lý Chất lượng NL- TS) cấp Chứng nhận VietGAHP cho quy trình sản xuất lợn thịt. Đây là trang trại chăn nuôi lợn thịt đầu tiên trên địa bàn tỉnh được cấp chứng nhận ý nghĩa này.

Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.

Cơn lũ lịch sử vào giữa tháng 11 vừa qua đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định. Hiện nay, người chăn nuôi đang tìm cách vượt qua khó khăn, nỗ lực khôi phục chăn nuôi để kịp có sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết Giáp Ngọ 2014 sắp đến.

Anh Lưu Thanh Nghĩa, người nuôi tôm tại huyện Bến Tre cho biết, từ giữa tháng 12, thời tiết bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo mưa khiến sức ăn của 2 ao tôm anh đang nuôi giảm rõ rệt.

Mặc dù nhiều nơi, do giá cả không ổn định, bà con chặt bỏ cây ca cao trồng các loại cây khác nhưng ở Bến Tre nhiều hộ trồng ca cao xen trong vườn dừa vẫn duy trì diện tích và đem lại hiệu quả cao.