Khảo Sát, Lập Vùng Nguyên Liệu Bông Vải Tập Trung 10.000 Ha Ở Quảng Nam
Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.
Diện tích này chia làm 2 nhóm: diện tích chủ động và không chủ động nước tưới; trong đó khoảng 5 ha đảm bảo được nguồn nước tưới sẽ xúc tiến xây dựng mô hình thí điểm trồng cây bông vải ngay trong vụ Xuân Hè 2013 từ nguồn kinh phí khuyến nông khuyến lâm. Đây là nỗ lực ban đầu trong mục tiêu xây dựng khoảng 10.000 ha vùng trồng bông vải nguyên liệu tập trung mà UBND tỉnh và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư. Trong đó, Vinatex cam kết tham gia khảo sát, quy hoạch với quy trình tưới tiết kiệm nước, giống mới có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cạnh tranh. Quá trình trồng thử nghiệm cũng do Vinatex chủ trì, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm bón và nguồn giống, sau đó nhân ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm
Cây tiêu phát triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, có độ pH từ 5,5 - 6,5, đất có độ dốc dưới 10% và mực nước ngầm sâu hơn 2m vào mùa mưa.
Từ đống vốn ít ỏi ban đầu, ông Nam gầy được đàn gà rừng lớn mạnh, mỗi năm ông Nam thu lãi từ 18 triệu – 20 triệu đồng, trở thành nguồn thu bền vững cho gia đình ông.
“Chúng tôi được Nhà nước chuẩn bị những điều kiện sinh hoạt và sản xuất khá chu đáo nên dân bản ổn định nhanh và có nhiều điều kiện làm giàu” - anh Lù Văn Chảnh- Trưởng bản Pó Luông, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) tâm sự.
Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".
Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).