Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng
Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.
Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, loài cá này sinh sống nhiều ở các con sông thuộc khu vực ĐBSCL. Vì giá trị kinh tế cao nên nhiều nông dân ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đã khai thác cá lăng đuôi đỏ ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm. Tuy nhiên đa số các hộ nuôi này không thành công vì không chủ động được con giống. Đến năm 2005, Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng đuôi đỏ và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định… Cuối năm 2010, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ và được UBND tỉnh phê duyệt, hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên, việc tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên nhằm chủ động sản xuất và cung cấp giống cho người nuôi trong tỉnh. Đồng thời, trung tâm sẽ phổ biến công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước ngọt trong tỉnh và phát triển nghề nuôi cá lăng thương phẩm.
Cũng theo trung tâm này, từ 179 con cá giống bố mẹ ban đầu nhập về nuôi tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông, sau 24 tháng đã sản xuất nhân tạo được hơn 47.000 con cá giống. Ông Nguyễn Đình Nghi, Phó phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa cho biết: Với những kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện, tỉnh cần triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm đến nhiều địa phương trong tỉnh.
Bà Lê Thị Nở, Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên cho biết: “Tổng số vốn đầu tư cho dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên là hơn 820 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh hơn 225 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp. Do thị trường đầu ra của cá lăng đuôi đỏ chưa đảm bảo, việc tiếp tục nuôi đàn cá giống đã sản xuất sẽ gặp khó khăn và tốn kém chi phí. Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên kiến nghị UBND tỉnh cho phép thả số cá giống này về các hồ thủy lợi, thủy điện để bổ sung nguồn lợi cho địa phương hoặc cho phép trung tâm kéo dài thời gian thực hiện dự án, đồng thời bổ sung kinh phí để tiếp tục duy trì đàn cá hiện có và nhân rộng mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên”.
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh vừa tổ chức diễn đàn nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) trên địa bàn tỉnh.
Thời tiết các tháng đầu năm tương đối thuận lợi, ngư dân tích cực ra khơi bám biển, số tàu thuyền được ngư dân cải hoán công suất và đầu tư ngư lưới cụ ngày càng tăng, hình thức liên kết tổ, đội hoạt động tương đối hiệu quả. Các tàu làm nghề khai thác xa bờ như lưới vây, lưới cản, mành chụp khơi đạt sản lượng khai thác giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như cá thu, cá nục, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm, ruốc….
Ngày 15/7/2015 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi phối hợp cùng với Trạm Khuyến nông huyện Mộ Đức tổ chức tổng kết mô hình nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi tại hồ nuôi của gia đình bà Bùi Thị Nguyệt, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, với qui mô 3.000m2. Theo đánh giá, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Thấy việc nuôi tôm truyền thống cho thu nhập không cao, ông Trần Quang Hiên, ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, quyết định chuyển sang loại hình nuôi tôm công nghiệp (TCN) trên diện tích 1,3 ha với 4 ao nuôi.
Sở hữu hàng trăm hécta mặt nước, thế nhưng, các đầm, hồ nước ngọt tại huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) ngày càng “thiếu người nuôi trồng, vắng người khai thác”. Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản nước ngọt liên tục giảm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng dù là gì thì đây cũng là bài toán cần sớm có lời giải để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên.