Nụ hoa tiền tỷ đang cháy hàng tại Lào Cai

Tam thất có giá trị kinh tế tương đối cao ở thời điểm hiện tại, nên nhiều người vẫn gọi đây là loại "cây tiền tỷ" ở Lào Cai. Cây tam thất thường ra hoa mỗi năm một lần vào tháng 7-8 dương lịch.
Loại cây tiền tỷ này đang được nhân giống trồng rộng rãi ơ nhiều địa phương.
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc.
Ngoài củ tam thất là một loại dược liệu quý, hạt tam thất dùng để làm giống, hoa tam thất dùng làm trà thanh nhiệt, rễ tam thất cũng có giá trị kinh tế rất cao.
Nụ tam thất để lâu dễ bị thâm và chỉ giữ tươi trong khoảng 10 ngày. Sản lượng ít, không để được lâu và có giá trị dược liệu cao, nụ tam thất bao tử tươi đang cháy hàng ở Lào Cai.
Trên thị trường, nụ tam thất bao tử rất hiếm vì loại cây này chủ yếu được chế biến dạng sấy khô hoặc bột.
Nhiều khách ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, TP HCM hỏi mua, mỗi người đặt 1-2 kg, thậm chí lên tới 5-10 kg nhưng không có đủ hàng bán. T
hông thường, giá thu mua tại vườn là 500.000 đồng/kg. Khách ở xa phải chịu thêm phí vận chuyển. Tuy nhiên, giá thực tế đến tay người tiêu dùng có khi lên đến hàng triệu, thậm chí là vài triệu 1 kg.
Nhiều người vẫn ưa chuộng nhất nụ hoa tam thất ở Lào Cai.
Hoa tam thất, với thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát. Tốt nhất là dùng loại hoa chưa nở, phơi sấy khô, đóng gói dùng dần.
Theo đông y Hoa tam thất có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
Quả tam thất khi chín dùng để làm giống.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng 11% trong năm 2013, bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, huyện Ninh Sơn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tổng đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) hiện có khoảng 71 ngàn con, trong đó xã Phước Tuy có trên 3.600 con. Ông Nguyễn Văn Lư - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phước Tuy, chia sẻ: “Những năm gần đây, nghề nuôi bò thịt phát triển mạnh, xã có hơn một ngàn hộ nông nghiệp thì hầu như nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con bò, có nhà nuôi năm, bảy con đến cả chục con”. Nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt vỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và nhân rộng số hộ khá, giàu tại xã.

Được sự giới thiệu của anh Lê Đình Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân Tp. Phan Rang Tháp Chàm, chúng tôi đến khu phố 6, phường Phủ Hà tìm gặp ông Lê Tấn Báu, nông dân tiêu biểu sản xuất giỏi của thành phố.