Nông nghiệp tiếp cận TPP bằng ứng dụng công nghệ cao
Tại Hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức sáng 24.10, nhiều giải pháp tiếp cận TPP từ góc độ nông nghiệp đã được đưa ra, trong đó đáng chú ý là đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Các đại biểu tham gia hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” đề xuất giải pháp tiếp cận TPP
Bà Nguyễn Thị Nguyên Trinh - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đánh giá: “Trong tất cả các phương pháp chuyển giao khoa học - công nghệ thì việc xây dựng mô hình trình diễn có vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào tiến bộ khoa học - công nghệ được giới thiệu.
Ngoài ra cũng cần có mạng lưới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên để hướng dẫn công nghệ cho nông dân”.
Trong khi đó, TS Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao thì lại đề xuất tham gia chuỗi cung ứng nông sản khi gia nhập TPP với ngành nông nghiệp.
Cụ thể, các giải pháp được đề xuất nhằm phát triển chuỗi cung ứng nông sản gồm: Đầu tư sâu cho công nghệ sau thu hoạch; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước;
Phát triển dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng thương hiệu nông sản…
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở các tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà, xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng. Trung bình, heo rừng giống đạt trên dưới 10kg có thể xuất bán trên 2,5 triệu đồng/con.
Đến thời điểm này, tuy đã gần bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2013 nhưng không khí vào vụ tôm mới ở các hộ nuôi cũng như doanh nghiệp nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Bình khá buồn tẻ. Bên cạnh việc thiếu vốn sản xuất, vấn đề dịch bệnh tôm nuôi cũng làm cho người nuôi rất lo lắng nên dẫn đến việc các cơ sở đang treo ao...
Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Không chỉ có đàn bò sữa lớn nhất nước, TP.HCM còn là nơi đi đầu nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT để nhân nhanh đàn bò, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng về sữa chất lượng cao của hàng chục triệu người tiêu dùng…
Ngày 12/6, tại TP Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013.