Nuôi cá thát lát bằng thức ăn viên
Để chủ động có nguồn cá thát lát quanh năm phục vụ làm chả cá xuất khẩu, các huyện như Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai (TP Cần Thơ) đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát ao bằng thức ăn viên công nghiệp.
Ông Lê Văn Tạo ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, nuôi 1.000 m2 cá thát lát trong ao cho biết, nuôi bằng thức ăn viên giúp cá mau lớn và giảm dịch bệnh.
Chi phí đầu tư bình quân 145 triệu đồng/1.000 m2 nuôi từ 9 - 10 tháng có thể thu hoạch, năng suất đạt 4 tấn, giá bán 56.000 - 60.000 đ/kg thu được 224.000.000 đồng/vụ. Sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng.
Còn nuôi cá thát lát trong vèo lưới cước bằng thức ăn viên chi phí đầu tư khoảng 45 triệu đồng/100 m2 vèo, năng suất trung bình 1,1 tấn/100 m2 vèo giá bán 56.000 đ/kg thu được 61,6 triệu đồng, lợi nhuận gần 17 triệu đồng/vèo/vụ.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…
Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.
Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).
Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.