Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Nghiệp 2014 Đối Mặt Khó Khăn Kép

Nông Nghiệp 2014 Đối Mặt Khó Khăn Kép
Ngày đăng: 22/03/2014

Nhập khẩu nông sản tăng tốc mạnh đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều loại nông sản “made in Vietnam” ở chính thị trường trong nước sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp trong 2 năm qua chưa phải ở mức đáy kể từ năm 1991 trở lại đây, nhưng năm nay, khu vực kinh tế này được dự báo còn khó khăn hơn, do xuất khẩu trì trệ, trong khi nông sản ngoại ồ ạt đổ bộ vào thị trường trong nước.

Nếu nhìn vào chuỗi số liệu thống kê từ năm 1991 đến nay, có thể thấy, hai năm cuối thập niên trước mới là giai đoạn tồi tệ nhất của nền nông nghiệp nước ta, bởi chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 2,3%/năm, còn hai năm vừa qua vẫn đạt 2,68%/năm.

Thế nhưng, đang xuất hiện những dấu hiệu đủ rõ ràng để suy đoán rằng, khu vực kinh tế tạo nền tảng ổn định cho nền kinh tế này đang đối mặt khó khăn, thậm chí khó khăn gay gắt trong năm thứ ba liên tiếp này.

Đó trước hết là, trong khi xuất khẩu hàng nông sản đối mặt với khó khăn, thì hàng nông sản đang ồ ạt đổ bộ vào thị trường trong nước. Việc này đồng nghĩa với khó khăn “kép” mà nông dân đang phải đối mặt.

Xuất khẩu tiếp tục khó khăn

Các số liệu thống kê vừa được công bố cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu trong 2 tháng qua chỉ đạt 3,84 tỷ USD, tăng 3,9%, thấp rất xa so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, xuất khẩu 7 mặt hàng chủ yếu có số liệu thống kê về khối lượng và giá trị (gồm: gạo, cà phê, hạt điều nhân, cao su, sắn và sản phẩm sắn, hồ tiêu và chè) còn khó khăn hơn nhiều. Tổng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng này chỉ đạt 1,94 tỷ tấn, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước và tổng kim ngạch cũng chỉ đạt hơn 1,73 triệu USD, giảm tới 15,5%.

Những điều nói trên có nghĩa là, xuất khẩu hàng nông sản đang rơi vào tình trạng khó khăn năm thứ ba liên tiếp.

Nguyên nhân của tình trạng xuất khẩu tụt dốc như vậy là do giá hàng nông sản thế giới nhìn chung vẫn biến động theo chiều hướng giảm kéo dài từ năm 2012 đến nay. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, giá nông sản thế giới năm 2012 đã giảm 5,8%, năm 2013 tiếp tục giảm 7,2% và tổng mức giảm trong 2 năm đã qua là 12,6%.

Rõ ràng, là nước xuất khẩu hàng nông sản rất lớn, việc giá giảm sâu trong một thời gian rất dài như vậy đang đẩy nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng vào tình thế rất khó khăn.

Điển hình nhất ở phương diện này là mặt hàng cao su. Nếu như trong 2 tháng đầu năm 2012, để hạn chế tình trạng doanh thu giảm do giá xuất khẩu “rơi tự do”, Việt Nam đã tăng mạnh khối lượng xuất khẩu, nhưng trong cùng kỳ năm 2013, cả giá và lượng xuất khẩu đều giảm mạnh.

Còn 2 tháng đầu năm nay, do giá vẫn tiếp tục giảm mạnh, tổng cộng đã giảm 53% so với cùng kỳ năm 2011, nên lượng xuất khẩu cũng giảm rất mạnh. Chính sự cộng hưởng giữa 2 yếu tố này đã khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su giảm tới 57% so với cùng kỳ năm 2011.

Nhập khẩu nông sản tăng tốc

Ở đầu vào nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu lũy kế 14 mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu trong 2 tháng qua đã đạt 2,44 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2013, cao gấp 2,7 lần so với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu.

Nhập khẩu nông sản tăng tốc mạnh đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều loại nông sản “made in Vietnam” ở chính thị trường trong nước sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.

Điển hình nhất ở phương diện này là mặt hàng ngô mà nền kinh tế đang có nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Nhập khẩu ngô đã tăng bùng nổ trong 2 tháng vừa qua, đạt gần 1,3 triệu tấn, bằng 57,4% tổng khối lượng nhập khẩu cả năm 2013.

Chắc chắn, việc ngô nước ngoài ồ ạt đổ bộ vào thị trường trong nước như vậy sẽ làm cho việc tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn ngô sản xuất trong nước trong năm nay rất khó khăn.

Giá ngô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã “rơi tự do” xuống còn 3.800 đồng/kg, tức là giá chỉ còn một nửa so với “thời hoàng kim” cách đây chưa xa đã đủ cho thấy điều đó.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất và tiêu thụ không ít mặt hàng nông sản khác ở thị trường trong nước cũng phải đối mặt khó khăn vì những nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn, nếu như ngành chăn nuôi gia cầm hiện vẫn điêu đứng do dịch cúm gia cầm hoành hành, thì trước đó, những người trồng rau đã phải chấp nhận tình trạng giá rẻ như cho, do cung tăng trong khi cầu hạn chế.

Hay việc nông dân trồng mía tiếp tục lao đao vụ thứ hai liên tiếp khi cung đường tiếp tục lớn hơn cầu, cộng với nhập khẩu đường lậu tiếp tục tràn vào…

Những khó khăn như vậy trong tiêu thụ hàng nông sản đương nhiên không chỉ khiến nhịp độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp năm nay khó có thể nhích lên, mà còn đồng nghĩa với thu nhập của dân cư khu vực nông thôn không được cải thiện, dẫn đến sức mua của thị trường trong nước vẫn yếu, nên khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ tiếp tục thiếu thị trường để bứt phá.

Những điều nói trên có nghĩa là, giải cứu nông nghiệp thoát khỏi tình trạng hiện nay chính là chìa khóa giúp nền kinh tế có thể đạt được nhịp độ tăng trưởng như mong muốn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên Hiệu quả mô hình HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên

Để bảo tồn và phát triển giống gà Tiên Yên theo quy mô lớn, UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai xây dựng mô hình HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên.

16/09/2015
Phát triển đàn bò theo hướng Zebu hóa Phát triển đàn bò theo hướng Zebu hóa

Huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích đất nông nghiệp là 38.207,38 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14.866,44 ha và đất lâm nghiệp 22.838,33 ha.

16/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà 6 cựa ở Quảng La Hiệu quả mô hình nuôi gà 6 cựa ở Quảng La

Chăn nuôi gà vốn là một nghề truyền thống của người dân xã Quảng La (Hoành Bồ - Quảng Ninh). Những năm gần đây, được chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nhiều gia đình trong xã đã chủ động mở rộng quy môi nuôi thả gà theo hướng hàng hóa

16/09/2015
Bảo hiểm nông nghiệp chiếc phao của nông dân trồng cà phê Bảo hiểm nông nghiệp chiếc phao của nông dân trồng cà phê

Sản xuất nông nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng ở Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp khiến nông sản mất mùa, đẩy người nông dân vào tình thế khó khăn

16/09/2015
Sức hấp dẫn từ cây sắn ở Cam Lộ Quảng Trị Sức hấp dẫn từ cây sắn ở Cam Lộ Quảng Trị

Những ngày đầu tháng 9, đi qua các vùng quê của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, đặc biệt các xã trung du, gò đồi, chúng tôi đều thấy màu xanh bạt ngàn của cây sắn.

16/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.