Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu
Tỉnh Nghệ An có bờ biển dài hơn 80 km, cũng nhiều tiềm năng về khai thác và chế biến thủy sản, trong đó có sứa con. Tuy nhiên, việc chế biến sản phẩm từ sứa còn nhiều hạn chế.
Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.
Một trong số ít những cơ sở chế biến sứa ăn liền uy tín, sản phẩm làm ra đã được tiêu thụ nhiều nơi trong cả nước là Công ty cổ phần Thủy sản Vạn Phần - Diễn Châu.
Chúng tôi về xã Diễn Vạn (huyện Diễn Châu) khi trời đã quá trưa, vị mặn mòi của biển nồng nàn cả không gian. Đến thăm Xưởng chế biến của Công ty CPTS Vạn Phần - Diễn Châu khi công nhân vẫn miệt mài làm việc để kịp hàng giao cho khách vào ngày mai.
Anh Hoàng Ngọc Lân - Quản đốc phân xưởng, Chủ nhiệm Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chế biến Sứa thương phẩm ăn liền tại huyện Diễn Châu” cho biết: Chúng tôi được Sở Khoa học và Công nghệ giao thực hiện dự án chế biến sứa ăn liền từ tháng 11/2012, với tổng nguồn vốn là 1.275.680.000 đồng, trong đó, từ ngân sách sự nghiệp khoa học là 499.700.000 đồng và vốn tự có của Công ty là 775.980.000 đồng.
Đến tháng 11/2014 này, dự án sẽ kết thúc, tuy nhiên, với công ty chúng tôi, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vẫn sẽ tiếp tục, vì chúng tôi đã có thị trường tiêu thụ tại sác siêu thị cũng như ở các chợ trong và ngoài tỉnh.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, dự án đã tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm sứa ăn liền của Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định - tỉnh Nam Định với quy mô 20 tấn sứa ăn liền/2 năm, cho đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện dự án, Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu đã xuất xưởng được hơn 14 tấn sản phẩm sứa ăn liền.
Một trong những yêu cầu của sản phẩm thực phẩm, là đối với sản phẩm sứa ăn liền, phải đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, công ty đã chú trọng đầu tư trang thiết bị đảm bảo hiệu quả sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm, bố trí khu chế biến riêng biệt với khu nhà ở, nhà làm việc. dụng cụ và máy móc đều đảm bảo đúng yêu cầu.
Chị Võ Thị Thanh - cán bộ kỹ thuật lâu năm của xưởng chế biến cho biết: Quy trình chế biến sứa ăn liền gồm 7 công đoạn, gồm: lựa chọn và sơ chế nguyên liệu; định hình; rửa, bài muối; xử lý nhiệt (chần); ngâm tẩm dung dịch (dấm ớt, tỏi, gừng); đóng gói, hút chân không và bảo quản sản phẩm. Bất cứ công đoạn sản xuất nào cũng yêu cầu thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, để sản phẩm xuất xưởng luôn đảm bảo chất lượng và an toàn đối với người sử dụng.
Nhãn mác, bao bì cũng là yếu tố quyết định giá trị sản phẩm hàng hóa. Bao bì đóng gói là túi nhựa chuyên dụng. Công ty đã thiết kế nhãn mác bao bì theo quy chuẩn, với hình thức đẹp, bắt mắt và thể hiện được đặc trưng của thương hiệu Sứa ăn liền Vạn Phần. Trên bao bì có ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Đặc biệt, công ty đã đầu tư mua máy hút chân không đóng gói sản phẩm sứa ăn liền, đảm bảo sản phẩm sạch, thời gian bảo quản lâu hơn và sản phẩm nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển.
Chị Nguyễn Thị Hải Hà - một người tiêu dùng ở Thành phố Vinh cho biết, sản phẩm chế biến sứa của Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu sạch, không gợn cát, màu trắng tự nhiên, lại có sự đan xem, kết hợp với màu sắc của các gia vị ớt, tỏi, gừng... Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của sứa và gia vị, không có mùi tanh của sứa. Khi ăn có độ giòn, mùi vị mặn ngọt được kết hợp cân đối.
Là một dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh đang được triển khai, mô hình chế biến sứa thương phẩm ăn liền của Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu chú trọng hướng tới phổ biến quy trình sản xuất tới người dân. Công ty đã kết hợp với Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, kênh 16 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện chương trình Hướng nghiệp nhà nông, hướng dẫn cho bà con cách chế biến sứa ăn liền nhằm mở rộng một phương thức sản xuất, góp phần tăng việc làm và thu nhập cho người dân ven biển.
Có thể bạn quan tâm
Đó là vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuấn, chị Đoàn Thị Toan ở thôn 4, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chủ cơ sở SX rau mầm Châu Anh, một trong 5 đơn vị đầu tiên được Chi cục BVTV Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế - hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.
Không quen biết ngoài đời nhưng đồng cảm trên diễn đàn trồng rau hữu cơ, bốn chàng cử nhân 9X và 8X Hồ Văn Sang, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thanh Liêm từ bốn tỉnh thành khác nhau đã khăn gói lên TP Đà Lạt thuê 0,5 ha đất hợp tác trồng rau sạch.
Đến nay, tổng diện tích mô hình trồng lan của anh Trường lên tới trên 2.000m2, vườn lan có vài trăm loài lan rừng như đai trâu, quế lan hương, tam bảo sắc, lan đuôi cáo, lan đuôi sóc... Doanh thu hàng năm vào khoảng 3 tỷ đồng, thu nhập đã trừ chi phí lên tới gần tỷ đồng.
“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.