Nông dân vào mùa thu hoạch đậu phộng
Anh Trần Công Nguyên ngụ ấp An Thạnh, xã Hội An Đông cho biết, cây đậu phộng cho năng suất và giá ổn định. Anh trồng 3 công đậu phộng, chi phí cho cây giống, phân thuốc khoảng 6 triệu đồng/công, tiền thuê thêm nhân công đào và lặt đậu khoảng 20.000 đồng/giạ, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận 4 triệu đồng/công.
Đậu phộng là cây màu quen thuộc được trồng nhiều tại các xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A của huyện Lấp Vò, công việc thu hoạch đậu theo mùa vụ cũng góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, trung bình mỗi ngày 1 lao động có thu nhập từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.
Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.
Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, nhưng chị Lò Thị Tiên, đội 6, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) vẫn rạng rỡ, phấn khởi. Chị Tiên bộc bạch: “Đã mấy năm rồi, suốt ngày quanh quẩn với đàn chim bồ câu Pháp.
Mùa này, có đi đến làng rau các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày cận Tết mới thấy cảm giác thật dễ chịu trước màu xanh tươi non, mướt mát của những luống rau. Mùa rau Tết cũng là lúc người trồng rau nghĩ đến chuyện tích lũy sau một năm lao động miệt mài…
Trong khi người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt đang lúng túng, người bỏ chuồng không, người nuôi cầm chừng chưa muốn tái đàn do dịch bệnh, giá giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao thì con chim cút trở thành vật nuôi thay thế ưu việt.