Nông Dân Trồng Ớt Được Mùa, Được Giá
Từ vài ha trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay nông dân huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống 87 ha ớt, tập trung ở các xã: Phú Đông (37 ha), Phú Thạnh (33 ha) và Tân Phú (17 ha).
Các ấp: Bà Lắm, Giồng Keo, Cả Thu 1, Cả Thu 2, xã Phú Thạnh nhờ có hệ thống đê bao khép kín và hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối phát triển nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại rau màu và cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là giống ớt chỉ thiên như các giống: 907, F1 Thiên Trường GM 319, ớt lai F1 TN 378, Hai Mũi Tên, Chánh Phong… Hiện tại, thương lái thu mua ớt của nông dân với giá trên dưới 20.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Dũng, ngụ ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh trồng 10 công ớt (công nhỏ 625 m2), giống Chánh Phong, tuy chỉ mới thu hoạch 2 đợt nhưng anh ước tính đến cuối vụ mỗi công cho năng suất khoảng 1,5 tấn trái.
Giá ớt hiện tại từ 18.000 - 22.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí (giống, phân, thuốc, ngày công), anh Dũng ước tính lãi trên 10 triệu đồng/1 công.
Huyện Tân Phú Đông mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ ớt, xuống giống vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch, sau 75 ngày thì cho thu hoạch.
Trồng ớt chỉ thiên không tốn nhiều vốn đầu tư, chỉ cần chịu khó chăm sóc và tưới nước hàng ngày là ớt cho năng suất cao. Kinh nghiệm cho thấy, để ớt chỉ thiên cho trái nhiều, nông dân phải chú trọng ngay từ khâu làm đất, lên liếp với độ cao khoảng 1 tấc, tạo rãnh để thuận lợi việc thoát nước và xử lý vôi ở mỗi gốc ớt.
Khi gieo giống khoảng 7 ngày thì tiến hành phun các loại thuốc dưỡng cây và tưới phân hữu cơ theo chu kỳ cách 10 ngày 1 lần cho đến khi cây được 2 tháng. Khi vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa thì cắm cây làm trụ đỡ ở mỗi gốc ớt và giăng dây theo hàng để cây khi ra trái không bị trốc gốc ngã đổ.
Có thể bạn quan tâm
Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.
Theo tính toán của Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT, tới đây, sẽ có 4.000 tỷ đồng hỗ trợ người trồng lúa. Khoản chi này sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm để giúp người trồng lúa theo nghị định số 42 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất lúa có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.
Nhiều năm trước, cũng như nhiều người dân địa phương, gia đình ông Bùi Đức Công ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chỉ trồng những loại cây ăn trái giống cũ nên năng suất và thu nhập thấp. Kể từ khi ông áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cây trồng phù hợp bằng những loại giống cây trồng mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần.
Từ nhiều năm nay, bà con nông dân ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An …và một số tỉnh ở miền Đông Nam bộ đã phấn khởi nhờ trồng ớt chỉ thiên mang lại hiệu quả đáng kể. Mặc dù, hiện nay giá ớt trên thị trường đôi lúc biến động, nhưng đa số bà con đều thu nhập cao hơn so với trồng lúa.
Nuôi tôm nước lợ và trồng lúa cao sản được Trung tâm KN- KN Cà Mau xác định là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Vì vậy đã tập trung đầu tư phát triển mạnh hai lĩnh vực này và mang lại hiệu quả cao.