Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi
Anh Minh cho biết: Tôi rất thích nghề chăn nuôi nhưng nuôi con gì, trồng cây gì mang lại hiệu quả trên vùng đất cằn cỗi này là vấn đề khá nan giải. Năm 2001, gia đình quyết định chăn nuôi dê vì đây là loại gia súc dễ nuôi. Từ vài con ban đầu, đến nay, đã nâng tổng số lên 300 con.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình, năm 2010, qua tìm hiểu, nhận thấy chim bồ câu thích hợp nên anh đã chọn giống và nuôi chim bồ câu có nguồn gốc từ Pháp và Thái Lan. Đến nay, 2 trại chim đã phát triển lên 3.000 con.
Để phát triển bền vững nghề chăn nuôi, từ năm 2001 đến nay, vừa đầu tư, cải tạo đất…. anh đã xây dựng 2 trang trại nuôi dê và chim bồ câu có tổng diện tích 6ha; đồng thời tạo việc làm cho 5 lao động khác ở địa phương với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, thu nhập khoảng 160 triệu đồng, anh Trần Văn Minh đã xây nhà mới khang trang và trở thành hộ khá giả ở địa phương, có điều kiện nuôi các con ăn học.
Anh Minh chia sẻ kinh nghiệm: Nghề này đòi hỏi mình phải chịu khó, mỗi lần thất bại là một bài học chua xót. Vì thế muốn nuôi con gì, phải khảo sát thị trường đầu ra, chứ không nuôi đại trà và mong chờ sự may rủi được. Khi đã đầu tư, phải nghiên cứu, am hiểu kỹ về loài vật mình nuôi để khỏi thất bại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi... Có như vậy, mới đạt kết quả mình mong muốn.
Anh Bạch Thuận Phú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Diêm cho biết, người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt thủy sản. Việc anh Minh đi đầu trong phát triển chăn nuôi thành công sẽ gợi ra hướng mới cho bà con học hỏi, làm theo để cải thiện đời sống. Với thành quả của nhiều năm liên tiếp, anh Trần Văn Minh là điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất giỏi ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.
Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.
Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.
Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...