Tập Trung Nguồn Lực Nâng Cao Vị Thế Con Cá Tra

Nguồn lực ở đây là ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ, cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín để nâng cao vị thế con cá tra trên thị trường quốc tế.
Đây là một trong những nội dung quan trọng được ông Phan Anh Vũ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nhấn mạnh tại buổi họp mặt đầu năm của ngành thủy sản diễn ra vào sáng 27/2/2014.
Toàn tỉnh hiện có 79 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá tra, 239 cơ sở nuôi cá tra trong đó có 58 công ty và 192 hộ gia đình.
Nhận định chung, tình hình nuôi cá tra đã và đang gặp nhiều khó khăn, diện tích treo ao tăng, tình trạng nuôi cá cho ăn cầm chừng chờ giá khá phổ biến.
Giá cá tra nguyên liệu tại ao trong năm chỉ từ 20.500- 23.500 đ/kg trong khi giá thành sản xuất lại dao động từ 23.000- 24.000 đ/kg nên người nuôi vẫn lỗ từ 500 đ/kg trở lên hoặc hòa vốn. Chưa kể các công ty chế biến thu mua chậm, công nợ dài nên gây khó khăn cho cơ sở chăn nuôi.
Ông Phan Nhựt Ái- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp đưa con cá tra vượt các rào cản kỹ thuật, đồng thời liên kết sản xuất tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro để phát triển hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc đa dạng hóa đối tượng nuôi là khá quan trọng, bên cạnh con cá tra, cá điêu hồng thì còn nhiều loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao, tiềm năng cần cân đối sản xuất hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.

Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.