Nông Dân Phường Ngọc Hà Quyết Tâm Không Để Nợ Quá Hạn
Là phường nội đô của thành phố Hà Giang, tuy nhiên tỷ lệ tham gia chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn số hộ dân trong phường.
Những năm gần đây, nhờ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH hội thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể của phường, đặc biệt là Hội Nông dân; bà con nơi đây đã đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi nhằm phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, góp phần tích cực vào công cuộc XĐGN trên địa bàn phường.
Phường Ngọc Hà hiện có gần 850 hộ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH tỉnh, với số dư nợ gần 5,5 tỷ đồng đồng và được quản lý, đôn đốc thu hồi nợ do các tổ chức đoàn thể phường; trong đó, Hội Nông dân đang quản lý 2 Tổ vay vốn, với số dư nợ trên 1,5 tỷ đồng.
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, Hội Nông dân phường thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên tập trung lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hệu sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa, rau, cây cảnh...
Đến nay Hội đã phối hợp với các ngành của tỉnh, thành phố, của phường duy trì, phát triển mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap, đưa diện tích thực hiện từ 2 ha/31 hộ lên 4 ha/53 hộ; các loại cây ăn quả có giá trị cao như mít siêu sớm, chanh tứ thì, đu đủ Thái Lan cũng được bà con trong phường tích cực đưa vào trồng thử nghiệm.
Đến nay trên địa bàn phường đã có trên 6 ha cây ăn quả, diện tích rau, hoa các loại lên trên 21,5 ha... Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng đang là điểm sáng của phường.
Để phát triển chăn nuôi, Hội Nông dân phường thường xuyên vận động, đôn đốc hội viên và nhân dân chủ động phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường.
Được Chủ tịch Hội Nông dân phường dẫn đến thăm gia đình ông Vi Hữu Nhân, ở tổ 9, phường Ngọc Hà; mặc dù chưa giàu có, nhưng sự yên bình, no đủ thì đang hiện hữu bởi vườn trên, ao dưới, chuồng trại chăn nuôi luôn sinh động...
Ông Nhân cho biết: Được Ngân hàng CSXH tỉnh cho vay 20 triệu đồng năm 2013, cùng với vốn của gia đình, ông đầu tư xây chuồng trại nuôi lợn, gà, vịt, thả cá và trồng rau... Đến nay, trong chuồng trại của gia đình, lúc nào cũng có trên 10 con lợn thịt, đàn vịt gần 200 con dưới ao là cá.
6 tháng đầu năm 2014, gia đình ông đã xuất bán một lứa lợn thịt 13 con, thu nhập gần 50 triệu đồng. Ông cho biết, sẽ tiếp tục vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi và mong muốn số tiền được vay lần sau sẽ nhiều hơn, thời gian dài hơn để gia đình yên tâm đầu tư chăn nuôi, sản xuất.
Cũng như gia đình ông Vi Hữu Nhân, gia đình ông Lự Văn Hạc ở tổ 8, phường Ngọc Hà, được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH tỉnh 20 triệu đồng năm 2013, gia đình ông đã đầu tư hợp lý cho từng loại hình sản xuất như chăn nuôi gà đặc sản, lợn sinh sản và gần 1 ha rau đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện chuồng trại nhà ông có gần 20 con lợn thịt, 3 con lợn nái, hàng trăm con gà, mỗi năm trừ chi phí gia đình ông cũng thu lãi gần 100 triệu đồng.
Có thể khẳng định, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã phát huy hiệu quả tại phường Ngọc Hà, tuy nhiên để xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững, người dân nơi đây mong muốn được tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn, với thời gian dài hơn để yên tâm tập trung đầu tư, phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại thu nhập ổn định, trả được vốn vay không để tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết, theo chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Lâm Đồng, các địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm soát buôn bán quốc tế mẫu vật thuộc các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) với những việc làm cụ thể như rà soát, thống kê, theo dõi, giám sát tất cả các trại nuôi động vật hoang dã trên địa bàn; đình chỉ những trại nuôi không đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.
Cây bưởi da xanh không được trồng nhiều ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang), nhưng đối với những hộ dân trồng loại cây này thì bước đầu đã có hiệu quả.
Chè Ngam La (Hà Giang) từ lâu được biết đến bởi hương vị thơm ngon tự nhiên. Có một thời, người dân đã chặt bỏ nhiều cây chè cổ thụ vì giá chè quá rẻ. Đúng lúc đó, một phụ nữ Tày đã khôi phục và phát triển thương hiệu chè Ngam La...
29 tuổi, chị Nguyễn Thị Lan (thôn 8, xã Thiệu Khánh, TP.Thanh Hoá) đang sở hữu một trang trại rộng gần 3 mẫu, doanh thu 700-800 triệu đồng/năm.
Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.