Nhiều Mô Hình Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Trên Đất Lúa Đạt Hiệu Quả Cao

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long), nhìn chung các loại cây rau màu, cây công nghiệp luân canh trên đất lúa thích hợp điều kiện tự nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh còn mang lại hiệu quả xã hội, môi trường, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho các vụ tiếp theo.
Nhờ được tập huấn kỹ thuật tốt nên nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá, tăng so với sản xuất theo tập quán, lợi nhuận từ 5 - 10%, bình quân 1 vụ màu lợi nhuận cao từ 1,5 - 5 lần (theo điều tra giai đoạn 2007 - 2011).
Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện chuyển đổi là 335,3ha. Điển hình như dưa hấu đạt năng suất 21 - 22 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 47,2 triệu đồng/ha; bắp nếp lợi nhuận 17 triệu đồng/ha, năm 2014 nhân rộng 45ha; ớt năng suất 15 tấn/ha, lợi nhuận trên 398 triệu đồng/ha; đậu nành năng suất 1,5 - 3 tấn/ha, lợi nhuận 18 triệu đồng/ha, diện tích nhân rộng năm 2014 là 32ha.
Bên cạnh đó, mô hình trồng gừng thực hiện được 28 điểm, năng suất 30 - 40 tấn/ha, giúp nông dân tận dụng diện tích nhỏ, xen canh, dễ trồng; mô hình trồng ấu, khoai mỡ, khoai môn đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình trồng ấu trồng ở những vùng trũng rất được nông dân ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Theo lời của người dân ở chợ Yên Thế: "Trời nắng nóng mà được ăn một miếng dưa hấu của ông Liên thì người sẽ khoẻ khoắn, mát dịu ngay".

Nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng phương thức sản xuất sạch trong nông nghiệp, việc đầu tư và phát triển các vùng rau an toàn luôn là chủ trương lớn của các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai và xây dựng những vùng rau an toàn còn gặp không ít khó khăn.

Ngày 15-5-2012, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã đến Ba Tri, Bình Đại kiểm tra việc thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc tạm thời ngưng thả tôm giống do dịch bệnh, chỉ đạo các giải pháp khắc phục. Cùng tham gia với đoàn có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo UBND huyện Ba Tri, Bình Đại, các xã có diện tích nuôi tôm trong vùng.

Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản VN (TKV) vừa gửi công văn thông báo tăng giá bán than đối với hộ sản xuất phân bón.

Ớt sau khi được thu hoạch, doanh nghiệp sẽ đến tận nơi thu mua với giá từ 7.000 – 8.500 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, nông dân vẫn còn lãi ròng hơn 30 triệu đồng/công (1.000m2).