Mô Hình Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ở Xã Vĩnh Trạch (An Giang)
Trồng nấm rơm trong nhà, hiện đang là mô hình đang được nhiều nông dân trong tỉnh An Giang triển khai thực hiện và đã cho năng suất, lợi nhuận hơn hơn gấp nhiều lần so với trồng trồng nấm thông thường.
Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
Vào năm 2013, Trung tâm khuyến nông tỉnh, phối hợp với Hội nông dân xã mở lớp tập huấn trồng nấm rơm, nấm bào ngư… ông cùng với người con đã đăng ký tham gia lớp này. Ông nhận thấy mô hình trồng nấm có thể mang lại hiệu quả cho gia đình.
Sau khi học xong khóa tập huấn, ông đã bắt tay vào trồng thử nghiệm mô hình trồng nấm rơm cả trong nhà và ngoài trời. Ông cho rằng, trồng nấm rơm ngoài trời do ảnh hưởng thời tiết như mưa, bão hay nắng nóng dẫn đến năng suất nấm.
Ông Tùng cho biết: Trước đây, sau khi thu hoạch lúa xong, ông Tùng thường bỏ một lượng rơm lớn ngoài đồng nhưng từ vụ hè thu năm 2013, ông đã tận dụng nguồn rơm dư thừa và khoảng trống xung quanh nhà gần 100 m2, rồi dùng tre, bạch đàn, để dựng nên “nhà trồng nấm”. Với diện tích đất này, ông trồng 03 công rơm tương đương với 600 chai meo. Cùng với đó ông trồng 03 công nấm rơm ngoài trời. Sau thời gian ủ rơm khoảng 01 tháng là nấm bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi đợt thu hoạch từ 15 đến 20 ngày. Giá bán thấp nhất 60 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên đến 80 ngàn/kg. Kết thúc vụ trồng nấm rơm trong nhà năng suất đạt 42 kg nấm, còn ngoài trời chỉ đạt 12kg. Từ đó ông thấy hiệu quả trồng nấm rơm trong nhà cao hơn ngoài trời rất nhiều vừa năng suất cao, vừa giảm chi phí trồng.
Qua thực tế mô hình trồng nấm rơm trong nhà có hiệu quả, hiện nay ông Nguyễn Thanh Tùng đã cất thêm 01 nhà trồng nấm rơm, nâng tổng diện tích đất của 02 nhà 149 m2, ông kê lên 04 tầng để diện tích trồng được nhiều hơn. Với diện tích này, mỗi vụ ông trồng được khoảng 03 ha rơm. Do nấm rơm có thời gian sinh trưởng ngắn, từ cấy meo đến thu hoạch chỉ có 45 ngày nên trồng được 5 vụ/năm, thời gian còn lại để cách ly làm vệ sinh nhà trồng sau mỗi vụ thu hoạch. Giá bán trung bình 600 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên tới 80 ngàn đồng/kg. Theo ông chiết tính, trừ hết chi phí ông thu lãi từ 100 đến 120 triệu đồng/năm.
Nấm rơm trồng trong nhà có nhiều ưu điểm: Được bao bọc xung quanh, cách ly với bên ngoài nên kiểm soát được độ ẩm thích hợp cho cây nấm phát triển, nấm không có mầm bệnh, chỉ sử dụng 1 lần thuốc cho vào mô rơm ở thời điểm cấy meo giống để bổ sung dinh dưỡng cho rơm, vì vậy cho ra sản phẩm nấm sạch an toàn cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch cho biết: Hộ nông dân Nguyễn Thanh Tùng, cũng như 03 hộ khác trong xã được hỗ trợ một phần kinh phí từ mô hình trồng nấm ăn ứng dụng công nghệ cao với số tiền khoảng 13 triệu đồng/hộ để làm chi phí đầu tư một số phương tiện trong quá trình sản xuất, chi phí dựng nhà, mua giống… nhờ vậy mà các hộ có điều kiện thực hiện tốt mô hình này. Hiện nay, mô hình trồng nấm rơm trong nhà so với các mô hình trồng rau màu khác có thời gian sinh trường tương đương như dưa leo, bầu, bí... thì nấm rơm là cho hiệu quả cao nhất.
Do nấm rơm trong nhà ít tốn chi phí, lợi nhuận cao, nông dân dễ dàng tiếp cận. Mô hình này có thể giúp người nông dân thoát nghèo bền vững. Vì vậy với mô hình này, Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch đang nhân rộng ra các hộ nghèo, khó khăn trong toàn xã. Về phía địa phương đang chủ động tìm đầu mối tiêu thụ ổn định và lâu dài, thành lập Tổ hợp tác rau màu tại địa phương trong đó có nấm rơm để các nông dân có thể trao đổi, học hỏi kỹ thuật sản xuất, góp phần giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.
Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.
Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng trái cây rớt giá trở nên trầm trọng.
Vị giám đốc chưa đến 30 tuổi nhưng đã có 10 năm lập nghiệp từ nghề trồng gấc. Đến nay, công việc kinh doanh của anh phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Chỉ tính trong nửa đầu năm 2014, diện tích thanh long trồng mới ở các địa phương khoảng 3.376 ha, đưa diện tích thanh long toàn tỉnh lên 23.927 ha. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, đồng nghĩa với tình hình sâu bệnh hại xảy ra trên thanh long ngày càng phức tạp, nhất là bệnh đốm trắng, thán thư, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.