Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân phấn khởi với Đề án 1.000

Nông dân phấn khởi với Đề án 1.000
Ngày đăng: 17/09/2015

Vận động hội viên đăng ký tham gia. Nhờ vậy đến nay, nhiều hội viên đã xây dựng được mô hình sản xuất cho thu nhập cao, góp phần cải thiện đời sống.

Vườn cam xoàn chuyển đổi trên đất mía kém hiệu quả của ông Hoàng sẽ cho trái trong năm tới.

Cùng với những địa phương khác trong tỉnh, từ khi triển khai thực hiện Đề án 1.000 đến nay, huyện Phụng Hiệp có gần 900 hộ đăng ký tham gia các hợp phần trong đề án.

Cụ thể, hợp phần I (chuyển đổi vườn tạp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao) có 192 hộ đăng ký với trên 147ha; hợp phần II (chuyển đổi mía kém hiệu quả sang cây trồng khác) có 465 hộ với trên 410ha; hợp phần III (chuyển đổi lúa vụ 3 sang trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản) có 113 hộ đăng ký, diện tích trên 143ha và hợp phần IV (hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung) có 124 hộ đăng ký.

Theo Ban Chỉ đạo Đề án 1.000 huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện có 665 hộ được thẩm định, trong đó đủ điều kiện thực hiện đề án 287 hộ, đạt 43,2%, số hộ còn lại không đủ điều kiện do chưa có hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do hộ đã vay ngân hàng khác (các ngân hàng không nằm trong đề án)... Những hộ còn lại đang được ngân hàng tiếp tục thẩm định.

Là một trong số những hộ đầu tiên tiếp cận vốn từ đề án để thực hiện mô hình chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang cây trồng khác, gia đình ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Xẻo Môn, xã Phụng Hiệp, đã chuyển đổi toàn bộ 1ha mía sang trồng cam xoàn. Đến nay, vườn cam của ông đã hơn 1 năm tuổi và phát triển rất tốt.

Ông Hoàng phấn khởi cho biết: “Khi tôi có ý định chuyển đổi cây trồng thì tôi biết thông tin về Đề án 1.000 trên báo, đài. Sau đó được cán bộ ấp, xã phổ biến thêm. Nhận thấy điều kiện đề án đặt ra phù hợp với gia đình nên tôi đã đăng ký thực hiện.

Với 1ha đất, tôi được vay hơn 50 triệu đồng, đủ cho khoản chi phí đầu tư cải tạo đất, mua cây giống. Ngoài ra, còn được hỗ trợ 50% lãi suất vay, gánh nặng về chi phí chuyển đổi đã vơi bớt rất nhiều nên tôi rất yên tâm”.

Gia đình ông Nguyễn Văn Việt, Chi hội Trưởng Chi hội Nông dân ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, cũng là hộ dân sớm được tiếp cận vốn vay để nâng quy mô chăn nuôi heo nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, có sử dụng đệm lót sinh học.

Đến nay, gia đình ông đã hoàn trả phần vốn vay và đang duy trì mô hình chăn nuôi có hiệu quả này.

Ông Việt cho biết: “Ngoài trồng mía, lúa, gia đình tôi cũng chăn nuôi thêm vài con heo để tăng thu nhập. Thấy việc chăn nuôi heo có lời nên tôi muốn mở rộng quy mô. Tham gia Đề án 1.000, tôi được vay 50 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn, mua con giống, thức ăn... Sau những lứa heo đầu nuôi đạt kết quả, tôi đã hoàn trả vốn vay đúng hạn”.

Cũng theo ông Việt, mặc dù hợp phần ông tham gia đã kết thúc, tuy nhiên ông vẫn duy trì quy mô chăn nuôi. Hiện tại, ngoài 7 con heo thịt chuẩn bị xuất chuồng, ông còn có thêm 3 con heo nái sắp sinh sản. Toàn bộ số heo con sinh ra, ông sẽ tiếp tục tái đàn.

“Chuồng trại đã có sẵn, con giống không cần mua nên tôi nghĩ việc chăn nuôi trong thời gian tới của gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi, lợi nhuận sẽ cao hơn so với lúc ban đầu thực hiện mô hình”, ông Việt chia sẻ thêm.

Theo ông Nguyễn Thành Quyến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp, với mục tiêu góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho nông dân, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án 1.000.

Từ những lợi ích thiết thực của đề án đem lại, nông dân trên địa bàn huyện sẽ có thêm điều kiện gia tăng giá trị sản xuất trên cùng diện tích canh tác, từng bước nâng cao đời sống kinh tế. Qua hơn 1 năm triển khai đề án, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã tiếp cận được vốn vay và xây dựng những mô hình làm ăn có hiệu quả, cho thu nhập ổn định.

Số hội viên nông dân có nhu cầu tham gia đề án còn rất nhiều, tuy nhiên khó khăn hiện nay là vấn đề thẩm định vay vốn ngân hàng, các hồ sơ, thủ tục hội viên chưa nắm rõ. Do vậy, ngoài việc chỉ đạo các hội cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn hội viên tham gia đề án, Hội Nông dân huyện đề xuất ngành chức năng cần có nhiều giải pháp để người dân tiếp cận được đề án thuận lợi trong thời gian tới...


Có thể bạn quan tâm

Thống Nhất (Đồng Nai) Giá Điều Đầu Vụ Tăng 4.000 Đồng/kg Thống Nhất (Đồng Nai) Giá Điều Đầu Vụ Tăng 4.000 Đồng/kg

Các hộ trồng điều trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai) vừa cho biết, hiện giá điều đầu vụ đạt 26.500 đồng/kg, tức tăng 4.000 đồng so với thời điểm năm ngoái.

20/01/2015
Phú Tân (An Giang) Trồng Rau An Toàn Nông Dân Có Lợi Gần 12 Triệu Đồng/1.000m2 Phú Tân (An Giang) Trồng Rau An Toàn Nông Dân Có Lợi Gần 12 Triệu Đồng/1.000m2

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết, năm 2014 sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu. Kết quả uớc giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.041 tỷ đồng, tăng 0,17% so kế hoạch; trong đó trồng trọt đạt 834,055 tỷ đồng, chăn nuôi ước đạt 202,044 tỷ đồng, thuỷ sản ước đạt 304,800 tỷ đồng.

20/01/2015
Dự Án Nâng Cao Năng Suất Và Chất Lượng Kiệu Phù Mỹ Hiệu Quả Về Nhiều Mặt Dự Án Nâng Cao Năng Suất Và Chất Lượng Kiệu Phù Mỹ Hiệu Quả Về Nhiều Mặt

Dự án do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bình Định và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ phối hợp thực hiện, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng kiệu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao trình độ thâm canh cây kiệu cho nông dân trồng kiệu ở huyện Phù Mỹ.

20/01/2015
Bà Rịa Vũng Tàu Bình Tĩnh Với Thông Tin Giá Hạt Tiêu Giảm Bà Rịa Vũng Tàu Bình Tĩnh Với Thông Tin Giá Hạt Tiêu Giảm

Lợi dụng dịp này, một số người thu mua hạt tiêu đưa ra nhiều thông tin gây nhiễu nhằm mua được tiêu giá rẻ làm cho giá tiêu trong khoảng 10 ngày qua đã đột ngột giảm từ 10 - 15.000 đồng/kg mặc dù việc mua bán rất ít vì tiêu trong dân đã hết. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân cần bình tĩnh chủ động điều tiết việc mua bán hạt tiêu, không ồ ạt bán hàng khi tiêu xuống thấp.

20/01/2015
Ước Mơ Đưa Phòng Thí Nghiệm Gần Dân Ước Mơ Đưa Phòng Thí Nghiệm Gần Dân

“Cây giống sản xuất bằng nuôi cấy mô có giá thành cao hơn so với sản xuất truyền thống, nhưng có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng đều và sản xuất với số lượng lớn được”, anh Ngô Quang Hưởng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ươm Mầm Việt (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa), chia sẻ.

20/01/2015