Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quyết tâm giữ vững danh hiệu

Quyết tâm giữ vững danh hiệu
Ngày đăng: 06/07/2015

Chủ tịch UBND xã Đại Thành Dương Văn Giang cho biết: “Khi được công nhận xã NTM đầu tiên của tỉnh và vùng ĐBSCL là niềm vinh dự rất lớn cho địa phương. Tuy nhiên, xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị lâu dài, việc được công nhận xã NTM chỉ là dấu mốc quan trọng để tạo đà cho những năm tiếp theo. Do đó, từ khi được công nhận xã NTM đến nay, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã không lơ là mà luôn tập trung triển khai thực hiện các tiêu chí, nhất là những tiêu chí đạt ở mức thấp hoặc mang tính nhạy cảm dễ rớt”.

Một trong những tiêu chí được lãnh đạo xã Đại Thành đặc biệt quan tâm là việc nâng cao thu nhập cho người dân. Bởi, đây là tiêu chí “dao động” về chỉ tiêu hàng năm. Nếu năm 2014, mức thu nhập bình quân đầu người của xã là 25 triệu đồng/người/năm thì được xét đạt tiêu chí, riêng năm 2015 phải nâng lên 29 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, khi đạt tiêu chí thu nhập sẽ kéo theo nhiều tiêu chí khác được giữ vững và nâng chất lên như: hộ nghèo, nhà ở, an ninh trật tự xã hội,… Mặc dù luôn có sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác này, nhưng cái khó hiện nay của địa phương là tình hình dịch bệnh trên cây trồng chủ lực của xã (cam sành) ngày càng diễn ra gay gắt, gây nhiều lo lắng cho nhà vườn.  

Ông Nguyễn Văn Sáu, canh tác hơn 2ha cam sành ở ấp Sơn Phú, thông tin: “Hiện tại, có nhiều diện tích cam sành bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh làm giảm năng suất và lợi nhuận cho nhà vườn. Nếu trước kia, mỗi héc-ta cam sành sau 4 năm trồng có thể thu hoạch khoảng 100 tấn/năm, còn bây giờ sản lượng giảm gần phân nửa”.

Đến thời điểm này, toàn xã Đại Thành có gần 1.600ha cam sành, chiếm hơn 70% diện tích đất sản xuất nơi đây. Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, để giúp nhà vườn an tâm canh tác, đảm bảo nguồn thu nhập; thời gian qua, UBND xã Đại Thành đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, tiến hành vận động người dân đốn bỏ cam sành ở những vườn cam đã bị nhiễm bệnh trên 70% để tránh lây lan, đồng thời, đề nghị trên hỗ trợ vốn để tạo điều kiện cho bà con chuyển sang trồng một số loại cây trồng khác như: chanh, ổi, mãng cầu, bưởi,...

Ngoài hướng dẫn kỹ thuật, lãnh đạo xã Đại Thành còn khuyến khích người dân mở các vựa thu mua trái cây, hiện địa phương chuẩn bị thành lập hợp tác xã (HTX) thu mua cam sành và đang nhận được sự đồng tình cao của người dân. Ông Nguyễn Thanh Khoa, cán bộ khuyến nông xã, cho hay: “Hiện tại, trên địa bàn xã có nhiều điểm thu mua cam sành, nhưng chủ yếu nhỏ lẻ. Chính vì vậy, địa phương đang làm thủ tục thành HTX thu mua cam sành để có điều kiện hỗ trợ vốn cho các thành viên thu mua cam cho bà con, qua đây, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương với giá có lợi cho nhà vườn”.

Nhờ triển khai nhiều giải pháp thiết thực nên thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã không ngừng tăng, hiện đạt 27 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo còn 89 hộ, chiếm 3,15%, giảm 30 hộ so với thời điểm công nhận xã NTM.

Song song với tiêu chí thu nhập, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Đại Thành còn thường xuyên củng cố, nâng chất tiêu chí giao thông, thủy lợi, môi trường, an ninh trật tự xã hội… Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, địa phương xây mới một cây cầu kênh Bà Chồn, ở ấp Ba Ngàn và sửa chữa 1 cây cầu ở ấp Mang Cá, tổng kinh phí trên 300 triệu đồng; đang đề nghị về trên làm mới 2 tuyến lộ giao thông nông thôn với chiều dài gần 6km; thường xuyên gia cố cống, đập để bảo vệ vườn cây ăn trái, nhất là vào mùa mưa như hiện nay; không ngừng vận động người dân phát quang, trồng hoa để tạo cảnh quan môi trường; luôn thực hiện tốt công tác tuần tra, canh gác, điển hình là mô hình “Tổ an ninh tự quản giữ vườn”, nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự xã hội luôn ổn định…

Có thể khẳng định, công cuộc xây dựng NTM đã thổi một luồng sinh khí mới đến vùng quê Đại Thành, mang lại niềm vui cho người dân khi đời sống được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Cùng với đó, những tuyến đường liên xã, ấp được xây bê tông rộng và đẹp. Các công trình phúc lợi: điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ấp cũng được xây dựng khang trang; kiên cố với đầy đủ cơ sở vật chất… Mặc dù, quá trình xây dựng NTM vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước, nhất là tình hình dịch bệnh trên cây cam sành; tuy nhiên, với những gì có được hôm nay sẽ là cơ sở để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Thành quyết tâm giữ vững 19 tiêu chí NTM.

Chủ tịch UBND xã Đại Thành Dương Văn Giang cho biết thêm: “Với sự quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, sau hơn một năm công nhận xã NTM, hiện chúng tôi vẫn giữ vững được các tiêu chí cũng như danh hiệu xã NTM. Hiện nay, công việc tuyên truyền về xây dựng NTM của xã đã nhẹ đi phần nào. Bởi trong ấp ai cũng đều nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình.

Thay vào đó, trong thời gian tới, cán bộ xã, ấp ngoài việc tuyên truyền sẽ tập trung quan tâm đến việc định hướng, hỗ trợ để phát triển kinh tế nông hộ, đặc biệt, không ngừng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khống chế dịch bệnh và thị trường đầu ra ổn định cho cam sành. Qua đây, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống văn hóa, đời sống kinh tế của người dân, xây dựng quê hương Đại Thành ngày thêm giàu đẹp…”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

17/05/2014
Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.

07/06/2014
Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

07/06/2014
Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản

Khai thác lợi thế có diện tích ao, hồ lớn, những năm qua, phong trào nuôi thủy sản của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khá phát triển. Các xã, thị trấn có diện tích ao, hồ lớn đã khai thác tốt để nuôi cá, như: Thị trấn Tân Yên, các xã Tân Thành, Thái Hòa, Yên Thuận…

17/05/2014
Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng

Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã làm cho nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bị khô cạn, dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị thiếu nước tưới, có nguy cơ bị chết khô. tại nhiều địa phương, nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc đang bị thiếu trầm trọng.

07/06/2014