Nông dân phải vươn lên hội nhập

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Những đóng góp của họ không chỉ trong Cách mạng Tháng 8.1945 mà còn trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược.
Nông dân đã đóng góp sức người sức của, lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người.
Rồi đến giai đoạn đổi mới và hội nhập như ngày hôm nay, nông dân cũng là những người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm giàu cho quê hương.
Hiện nay, nông dân không chỉ bán được sản phẩm trong tỉnh, trong nước… từ ruộng đến thị trường, mà nông dân còn đưa sản phẩm của của mình đến thị trường quốc tế.
Không phải chỉ đất nước hội nhập mà từng người nông dân phải hội nhập, cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Hàng hóa của nông dân sẽ đến với thị trường các nước, đem đến với bạn bè quốc tế các đặc sản.
Nếu nông dân Việt Nam không tự mình làm chủ, vươn lên hội nhập quốc tế được thì đất nước sẽ thua.
Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng, ấm no, hạnh phúc cho cá nhân mình…Nông dân, công nhân, trí thức phải thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ cũng phải thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Chúng ta phải lấy mặt trận nông nghiệp làm mặt trận chiến lược để đưa đất nước ta vươn tới thành công.
Từ đó để cho nông dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước thịnh vượng, Tổ quốc vững bền.
Có thể bạn quan tâm

Một dự án để xác định "siêu chủng" cá rô phi ở Philippines sẽ giúp tăng mức sống của nông dân nuôi cá và người tiêu dùng nghèo, tạo cơ hội việc làm mới và cung cấp an ninh lương thực trên toàn quốc

“Xem xét điều chỉnh lại thời hạn vay nuôi cá tra theo chu kỳ nuôi cá từ 8 - 12 tháng” là đề xuất của Bộ NN&PTNT với NHNN nhằm cơ cấu lại nợ, tăng hạn mức cho vay đối với các hộ, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra.

Là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng giống cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh, từ cuối năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản Hà Tĩnh đã tập trung bổ sung tăng đàn, chăm sóc, nuôi vỗ tốt 3,6 tấn cá giống bố mẹ để chuẩn bị cho vụ sản xuất cá giống năm 2013.

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.