Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Phải Được Tham Gia Ấn Định Giá Lúa Gạo

Nông Dân Phải Được Tham Gia Ấn Định Giá Lúa Gạo
Ngày đăng: 22/10/2014

Cần tính đủ chi phí sản xuất vào trong giá gạo xuất khẩu và có cơ chế cho người nông dân tham gia ấn định giá thu mua lúa- đó là hai trong số nhiều đề xuất nâng cao tính cạnh tranh cho ngành lúa gạo Việt Nam.

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam  (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Theo Liên minh Nông nghiệp, sự gia tăng lúa gạo gần như liên tục trong hơn 20 năm qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn liên tục là một trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, bất cập là khi sản lượng lúa tăng nhưng không kèm theo sự cải thiện thu nhập của nông dân.

Việc chú trọng đến tăng sản lượng cũng dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung ở phân đoạn thấp, kém đa dạng, đặc biệt là tập trung rất nhanh vào thị trường Trung Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn sẽ tạo sức ép giảm giá lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo trong nước, đặc biệt là người nông dân.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Trưởng nhóm nghiên cứu lúa gạo của Liên minh nông nghiệp, do được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ và trợ cấp khác nhau từ ngân sách nhà nước nên ngành lúa gạo Việt Nam đang có khuynh hướng thừa nhóm sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp, đang xuất khẩu với giá thấp Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đang đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu nhiều hơn thay vì mục tiêu ban đầu là tăng tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp và hỗ trợ nông dân.

Liên quan về vấn đề này, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, hiện nay, mức giá sàn do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xác định và công bố, người trồng lúa hoàn toàn không có tiếng nói trong các quyết định liên quan đến chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Vì vậy, cần phải có cơ chế chính thức để người nông dân tham gia vào việc ấn định giá thu mua lúa mỗi vụ thông qua các tổ chức đại diện cho mình.

Về các điều kiện đối với xuất khẩu gạo cũng cần có quy định riêng cho các doanh nghiệp khai thác thị trường ngách như gạo chất lượng cao, gạo đặc sản sản xuất với số lượng ít. Có như vậy sân chơi mới công bằng và dần dần gạo Việt Nam mới nâng cao được uy tín, chất lượng và giá bán.

Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị, để nâng cao tính cạnh tranh của ngành lúa gạo cần giảm số lượng nông dân, tích tụ ruộng đất để tăng năng suất và áp dụng công nghệ; nâng cao vị thế của nông dân.

Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như bãi bỏ thuế VAT 5% với mặt hàng gạo tiêu thụ trong nước để tạo ra tính công bằng giữa doanh nghiệp phân phối gạo trong nước, doanh nghiệp xuất khẩu và tiểu thương; phát triển tài chính vi mô và bảo hiểm cho người nông dân, giúp nông dân bớt phụ thuộc vào các đơn vị cung ứng đầu vào, định hướng lại hoạt động của các tổng công ty lương thực để giúp chính sách với ngành lúa gạo được thực hiện thực sự hiệu quả…


Có thể bạn quan tâm

Rủ Nhau Làm Bưởi Sạch Rủ Nhau Làm Bưởi Sạch

Về xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) dịp này, ngoài gạo sạch còn nghe người dân bàn chuyện làm bưởi sạch. Làm bưởi sạch có 4 điểm lợi cùng lúc: giảm được nhiều chi phí mua thuốc trừ sâu, giảm công phun xịt, bớt ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng yên tâm.

31/12/2014
Lo Lắng Việc Trái Cây Chín Nhờ Hóa Chất Lo Lắng Việc Trái Cây Chín Nhờ Hóa Chất

Chúng tôi đến 3 cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại phường 3, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) hỏi mua thuốc ngâm cho trái cây mau chín thì có 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và quả quyết trái sống, non cỡ nào mang đi ngâm thuốc thì 1 - 2 ngày sau trái cũng sẽ chín.

31/12/2014
Ngọc Lương (Hòa Bình) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bưởi Diễn Ngọc Lương (Hòa Bình) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bưởi Diễn

Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.

31/12/2014
Trồng Đu Đủ Ruột Vàng Cho Thu Nhập Kinh Tế Cao Trồng Đu Đủ Ruột Vàng Cho Thu Nhập Kinh Tế Cao

Thăm vườn đu đủ Long An ruột vàng của gia đình nông dân Dương Trường Sơn (39 tuổi), ở thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận cách làm mới anh đang áp dụng trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Để có vườn đu đủ xanh tốt, cho trái nhiều như hiện nay, anh Sơn trải qua bao vất vả khổ cực.

31/12/2014
Kiểng Trái Sẵn Sàng Đón Tết Kiểng Trái Sẵn Sàng Đón Tết

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.

31/12/2014