Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Phải Được Tham Gia Ấn Định Giá Lúa Gạo

Nông Dân Phải Được Tham Gia Ấn Định Giá Lúa Gạo
Publish date: Wednesday. October 22nd, 2014

Cần tính đủ chi phí sản xuất vào trong giá gạo xuất khẩu và có cơ chế cho người nông dân tham gia ấn định giá thu mua lúa- đó là hai trong số nhiều đề xuất nâng cao tính cạnh tranh cho ngành lúa gạo Việt Nam.

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam  (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Theo Liên minh Nông nghiệp, sự gia tăng lúa gạo gần như liên tục trong hơn 20 năm qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn liên tục là một trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, bất cập là khi sản lượng lúa tăng nhưng không kèm theo sự cải thiện thu nhập của nông dân.

Việc chú trọng đến tăng sản lượng cũng dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung ở phân đoạn thấp, kém đa dạng, đặc biệt là tập trung rất nhanh vào thị trường Trung Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn sẽ tạo sức ép giảm giá lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo trong nước, đặc biệt là người nông dân.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Trưởng nhóm nghiên cứu lúa gạo của Liên minh nông nghiệp, do được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ và trợ cấp khác nhau từ ngân sách nhà nước nên ngành lúa gạo Việt Nam đang có khuynh hướng thừa nhóm sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp, đang xuất khẩu với giá thấp Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đang đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu nhiều hơn thay vì mục tiêu ban đầu là tăng tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp và hỗ trợ nông dân.

Liên quan về vấn đề này, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, hiện nay, mức giá sàn do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xác định và công bố, người trồng lúa hoàn toàn không có tiếng nói trong các quyết định liên quan đến chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Vì vậy, cần phải có cơ chế chính thức để người nông dân tham gia vào việc ấn định giá thu mua lúa mỗi vụ thông qua các tổ chức đại diện cho mình.

Về các điều kiện đối với xuất khẩu gạo cũng cần có quy định riêng cho các doanh nghiệp khai thác thị trường ngách như gạo chất lượng cao, gạo đặc sản sản xuất với số lượng ít. Có như vậy sân chơi mới công bằng và dần dần gạo Việt Nam mới nâng cao được uy tín, chất lượng và giá bán.

Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị, để nâng cao tính cạnh tranh của ngành lúa gạo cần giảm số lượng nông dân, tích tụ ruộng đất để tăng năng suất và áp dụng công nghệ; nâng cao vị thế của nông dân.

Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như bãi bỏ thuế VAT 5% với mặt hàng gạo tiêu thụ trong nước để tạo ra tính công bằng giữa doanh nghiệp phân phối gạo trong nước, doanh nghiệp xuất khẩu và tiểu thương; phát triển tài chính vi mô và bảo hiểm cho người nông dân, giúp nông dân bớt phụ thuộc vào các đơn vị cung ứng đầu vào, định hướng lại hoạt động của các tổng công ty lương thực để giúp chính sách với ngành lúa gạo được thực hiện thực sự hiệu quả…


Related news

Người Nuôi Heo Lỗ 700 - 900 Ngàn Đồng/tạ Ở Đồng Nai Người Nuôi Heo Lỗ 700 - 900 Ngàn Đồng/tạ Ở Đồng Nai

Hiện giá heo hơi thương lái mua của người chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai chỉ còn 33 - 35 ngàn đồng/kg với heo nuôi ở các hộ nhỏ lẻ; từ 36 - 38 ngàn đồng/kg với heo nuôi trang trại. Ngoài ra, theo phản ảnh của một số người chăn nuôi, heo có trọng lượng từ 100 kg/con trở lên rất khó bán. Với giá heo hơi như hiện nay, người chăn nuôi đang thua lỗ từ 700 - 900 ngàn đồng/tạ.

Tuesday. March 19th, 2013
Mô Hình Nuôi Trăn Của Anh Lâm Minh Tú Mô Hình Nuôi Trăn Của Anh Lâm Minh Tú

Bên cạnh các mô hình trồng lúa, hoa màu, nuôi tôm…, nông dân TP Cà Mau còn chủ động tìm tòi và áp dụng nhiều mô hình sản xuất đa dạng. Các mô hình này tuy không mới nhưng với bàn tay cần cù, sáng tạo của người nông dân đã mang đến hiệu quả bất ngờ.

Tuesday. March 19th, 2013
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Tuy vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2013 chỉ mới bắt đầu nhưng người nuôi đang lo lắng trước tình hình môi trường bị ô nhiễm, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Friday. March 22nd, 2013
Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ

Ngày 27/8 hàng chục hộ dân nuôi và bán cá tra kéo đến Cty Chế biến thủy sản Sông Hậu (CBTSSH), phường Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (thuộc NT Sông Hậu cũ) để tìm gặp Ban giám đốc Cty yêu cầu giải quyết số nợ quá hạn kéo dài từ mấy tháng qua.

Saturday. August 31st, 2013
Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

Friday. March 22nd, 2013